
{title}
{publish}
{head}
Cả một đời dò dẫm trong mớ bùn, đến cuối cùng nội cũng vùi mình trong đấy. Mùi bùn như ấp ôm cả một kiếp lam lũ của nội, thấy thương sao mà thương lạ thương kỳ.
Đồng ruộng quê nội. (Ảnh Trúc Nguyễn)
Tiếng lội bì bõm từ cuối bãi như một thứ nhạc hiệu lao động của xóm chòi Ngang, kể từ ngày đám trai tráng chẳng còn bỏ xứ đi khơi biền biệt. Bám đất, bám làng, nuôi dăm con bò, trồng vài ba thửa ruộng, những cái mộng tưởng cao sang trở nên giản đơn hơn, chân thực hơn với dân nơi này.
Nhà nội cạnh mom đất dôi ra của bãi bồi mé sông. Nơi đây chứng kiến tuổi thơ, chứng kiến những non dại và cả bao thứ từng có giờ đã vụt trôi mất. Là hôm mang theo đôi dép con mèo mới tinh, lớ ngớ thụp xuống ruộng bùn, chưa kịp khóc nhè đã bị nội mắng.
Hay lúc trốn học ra ruộng đào giun, bài học cô giảng đã quên mà lời dạy nghiêm khắc của nội tới giờ vẫn luôn ghi nhớ. Cũng có khi là những trưa rỗi rảnh với trẻ con mà nhọc nhằn quặn lưng người lớn. Nội lom khom xoắn ống quần bà ba, vũng bùn nhớt nhơ bôi lem nhem cẳng chân khô quắt.
Hai tay nội thoăn thoắt vục trong mớ bùn nuôi dưỡng bọn mạ non. Mùi bùn tanh ấy bao lấy mồ hôi nội, ủ mầm sống trong mấy hạt gạo chín vàng.
Chơi với những thửa ruộng từ bé, nhưng cái mùi bùn tanh vẫn làm đứa con nít như tôi khó chịu. Nội xoa đầu tôi bảo, đấy là bởi bây chưa nghe mùi bùn đắp cá nướng.
Cái ngày mà món gì cũng trở thành mỹ vị, nội hay đơm mấy con cá lóc dưới bùn, làm sạch bên mương nước cạnh bên, rồi lại đắp kín bùn như một vòng tuần hoàn, vùi trong đống lửa đốt từ rạ khô trên ruộng. Mùi rạ không nồng, thỉnh thoảng còn vương mùi gạo rang từ hạt lúa sót lại.
Cá thơm dần thì bùn cũng chẳng còn tanh hôi như nó vốn có. Cắt mở lớp vỏ, tách đôi, mùi cá nướng xộc vào khoang mũi. Thịt cá trắng tinh, bốc hơi nóng thành làn khói mỏng. Tôi thụt tay bẻ vội một miếng to cho ngay vào miệng, môi bật chu ra hít hà vì nóng. Đó có lẽ là thứ mùi vị theo suốt cả tuổi thơ khốn khó bên khoanh lúa cùng nội.
Ngày đưa nội ra đồng, bùn xộc lên mũi cái mùi khắc khổ từng đọng dưới gót chân. Dải khăn trắng buộc chệch choạc trên đầu đứa nhỏ lớp 5 từng suốt ngày loi choi sau lưng nội thấy sao mà buồn quá đỗi.
Mùi bùn quyện trong khói rạ hun mắt cay xè. Tôi nheo nhìn mà tìm hoài chẳng thấy bóng nội trong trưa hè đứng bóng. Cả một đời dò dẫm trong mớ bùn, đến cuối cùng nội cũng vùi mình trong đấy. Mùi bùn như ấp ôm cả một kiếp lam lũ của nội, thương đứt ruột.
Bùn vốn tanh hôi, nhưng lại bình dị thơm tho trong hương cá nướng. Cũng như nội, tần tảo quanh năm trong manh áo vá lỗ chỗ, mà tấm lòng vì cháu vì con lại tròn vành vạnh.
Cuộc đời có nhiều thứ đã qua, có nhiều thứ đọng lại, cũng có nhiều thứ lãng quên. May mắn sao, mùi bùn nơi xóm chòi Ngang là thứ tôi kịp lưu giữ trong cuộn phim ký ức. Mười mấy năm qua, với tôi, nội vẫn luôn sống trong mùi bùn đắp cá nướng như ngày thơ dại.
Nguồn: Trúc Nguyễn (Báo Quảng Nam)
“Tháng Tư ơi sao yêu nhiều đến thế/Một khoảng trời, một chút bâng khuâng/Nắng lung linh bỏ mùa xuân ở lại/Em gọi hè trong chiếc lá me bay”. Thật chẳng thể nào đếm nổi bao nhiêu...
Má nói đời má đã trải qua từ chiến tranh loạn lạc, thời bao cấp, đất nước đổi mới... không chuyện gì mà má chưa từng gặp. Lúc 16 tuổi, đã được người mai mối tới dám dạm hỏi. Mà...
Ở phố, đâu thiếu những nhà cao chọc trời nhưng vẫn thấy nhớ một căn gác nhỏ. Lạ nỗi, mỗi khi lên đó nhìn ra phố, tôi bỗng thấy cuộc đời này thật khác. Căn gác như một nơi trốn...
Vài ngày sau tôi đã có chỗ trống đậu xe máy trước hành lang cổng trường để đón cháu ngoại. Không có quy định, luật lệ gì nhưng hầu như ai cũng theo một trật tự bất thành văn có...
“Năm 1968, khi cô Hai con mới theo chồng được 4 tháng thì bị máy bay “đầm già” của Mỹ bắn chết. Đó là một cái chết không toàn thây, đầu tóc cháy xém, tay chân gãy hết vì trúng...
Nếu ta biết yêu thương, trân trọng từng phút giây hiện tại là ta đang gieo trồng một tương lai tràn đầy hy vọng và ý nghĩa. Mỗi phút giây ta sống là một món quà.
Mỗi độ tháng tư về tôi lại có cảm giác bồi hồi khó tả. Một chút hoài niệm, một chút chờ đợi, hy vọng cứ đan xen, hòa quyện...
Mẹ gọi điện bảo: “Mày không về thì cho bọn trẻ về với tao, nhà có tiếng trẻ tao còn biết là mình đang sống”. Tôi chợt giật mình, lâu rồi tôi không về thăm mẹ, thấm thoắt đã...
Tổ quốc - hai tiếng thiêng liêng mà mỗi khi cất lên, trái tim của triệu triệu người Việt Nam lại trào dâng bao cảm xúc: Yêu, thương, tự hào, tin tưởng và kiêu hãnh biết bao.
Có đôi lúc tôi tự hỏi, nếu trên đời này không có thanh âm con người sẽ sống ra sao, những sinh vật khác cũng vậy. Gọi nhau, giao tiếp, chia sẻ với nhau bằng cách nào, biểu cảm...
Mùa hạ về, mưa ào ạt về theo. Trước sân trường, gốc phượng già ngủ quên đã trở mình, trổ những chùm hoa đỏ như ngọn lửa khoe sắc rực rỡ dưới nắng hè.