Cập nhật:  GMT+7

Nhớ Tết quê

Hằng năm, cứ độ khoảng ngày 10 tháng Chạp là mẹ tôi lặt lá mấy cây trước sân nhà. Mẹ bảo: “Muốn mai nở đúng vào mấy ngày Tết thì phải lặt lá và thời gian lặt lá là từ ngày 10-15 tháng Chạp. Sau khi lặt lá thì dừng tưới nước cây mai một vài ngày...”.

Nhớ Tết quê

Thấy mẹ tôi lặt lá mai, mấy đứa cháu cũng tham gia, nhưng chỉ lặt được một lúc thì thằng Tí phàn nàn: “Tết chi cho cực vậy, nào là lặt lá mai rồi dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa... Tất bật cả tuần lễ, song qua ngày mùng 1 tháng Giêng thì coi như... hết Tết”.

Nghe thằng cháu đích tôn than, mẹ tôi dịu dàng: “Tụi con bây giờ, ngày nào cũng ăn ngon, mặc đẹp; đứa ở quê, đứa thành thị muốn gặp nhau thì chỉ cần mở điện thoại... nên thấy Tết không có gì đặc biệt. Còn thời của bà, ngày Tết mới được ăn ngon, mặc đẹp, người thân mới có dịp gặp nhau, nên công việc chuẩn bị đón Tết tuy hơi cực nhưng ai cũng nghe lòng xốn xang”.

Tạm ngưng công việc lặt lá mai, bà cháu ngồi quây quần dưới cội mai già, mẹ tôi chậm rãi kể cho các cháu nghe về Tết quê ngày trước, trong sự hoài niệm của chính mình: Bước vào tháng Chạp, thời tiết se lạnh thì làng trên xóm dưới, ai nấy tranh thủ lúc nông nhàn để chuẩn bị các thứ cần thiết cho ngày Tết, không khí xuân theo đó lan toả khắp nơi. Bởi ngày ấy, mọi thứ trong nhà từ đồ ăn, thức uống cho đến các vật dụng trang hoàng nhà cửa... đều do người dân tự làm lấy, ngay cả chuyện quần áo mới cho bọn trẻ cũng được may bởi người thợ trong xóm. Không như bây giờ, thứ gì cũng có sẵn trong chợ.

Ngày 23 tháng Chạp, trời còn lờ mờ thì những người nội trợ đã nấu xong nồi chè trôi nước, rồi chuẩn bị sẵn nhang, đèn, nước trà... cúng tiễn Ông Táo về trời. Lễ vật đơn sơ nhưng chất chứa thành tâm, cầu xin Ông Táo báo cáo tốt về gia chủ với Ngọc Hoàng, mong năm mới gia đình được thuận lợi làm ăn. Sau lễ cúng tiễn Ông Táo, mọi hoạt động chuẩn bị Tết, nhà nhà bắt đầu tất bật giặt giũ mùng mền, làm cỏ trong sân vườn, xung quanh nhà, dọn dẹp, lau chùi nhà cửa...

Ngày 25 tháng Chạp, sau khi cúng tiễn ông bà về trời, cả nhà cùng ăn bữa cơm tất niên, tiện thể phân chia công việc chuẩn bị đón Tết. Đàn ông, thanh niên thì nhận trách nhiệm quét mạng nhện, lau chùi lư đồng, nhà cửa, tảo mộ ông bà. Cánh nội trợ, thiếu nữ thì lo phần bánh mứt, người khéo tay thì lo cắt giấy màu tạo hình kết nối thành dây treo trang trí không gian phòng khách; còn bọn trẻ lấy dầu lửa luân phiên “kỳ hòm” cho nhau. Rộn ràng nhất là quết bánh phồng (thường làm theo kiểu vần công), ngày ấy ở quê chủ yếu là quết bằng cối và dùng chày để giã khi bột vừa hấp xong còn nóng, nên tờ mờ sáng đã nghe tiếng chày khua bồm bộp hoà cùng tiếng nói cười ấm tình làng xóm.

Thuở ấy, một số làng quê còn giữ tục dựng nêu ngày Tết. Trưa ngày 30 tháng Chạp, thanh niên trong xóm rủ nhau đi chọn tre, chặt mang về nhà rồi gọt hết cành, lá (chỉ chừa phần ngọn), thân cây tre được treo thêm hành, tỏi và một ít trầu, cau. Theo quan niệm dân gian, hành, tỏi sẽ xua đuổi ma quỷ tà khí, còn trầu, cau là thể hiển sự hiếu kính của con cháu đối với các bậc tiền hiền.

Chiều 30 tháng Chạp, mọi việc chuẩn bị đã xong, tất cả tập trung dọn bày mâm cỗ đón rước ông bà, nhà nào dù nghèo đến đâu thì cũng phải chuẩn bị mâm cơm tươm tất, không thể thiếu món thịt kho tàu và canh khổ qua. Sau bữa cơm đoàn viên, già, trẻ trong nhà quây quần trò chuyện bên bếp lửa ngoài sân nhà để canh nồi bánh tét và đón giao thừa.

Sáng mùng 1, bọn trẻ quần áo mới tinh, xếp hàng chúc Tết ông bà, cha mẹ và đón nhận những bao lì xì đỏ chót; thanh niên, thiếu nữ lập nhóm đi từng nhà trong xóm chúc Tết. Cứ thế kéo dài cho đến mùng 3 Tết. Song, Tết quê ngày trước đâu chỉ có 3 ngày mà được kéo dài ít nhất 7 ngày và hương xuân tiếp tục vấn vương cho đến ngày Rằm tháng Giêng. Sau đó, mọi người mới chính thức bắt đầu công việc trong năm mới với tràn đầy niềm tin, hy vọng được đấm ấm, sung túc.

Theo Mỹ Pha (Báo Cà Mau)


Theo Mỹ Pha (Báo Cà Mau)

 Từ khóa:
 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Nghinh xuân

Nghinh xuân
2025-01-15 09:15:00

Đám cúc vàng, thược dược, lay ơn trước sân nhà đã rực rỡ nghinh xuân. Khắp nẻo đường quê cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trong gió.

Tản văn: Chiếc ghế mây của cha

Tản văn: Chiếc ghế mây của cha
2025-01-15 09:09:00

Những ngày mưa to gió lớn, không đi làm nương được, mẹ rủ đám con gái chúng tôi lấy ghế mây ra đầu hè ngồi khâu vá. Bà nội tôi đeo kính lão xỏ kim, bà cười móm mém theo những...

Tết quê

Tết quê
2025-01-15 09:03:00

Tháng Chạp, những cơn gió mùa Đông Bắc liên tiếp ùa về. Gió bấc tái tê ngấm vào từng thớ thịt. Trên cánh đồng làng, vài người nông dân choàng áo mưa che thân, cố gắng cày cuốc...

Bâng khuâng tháng chạp

Bâng khuâng tháng chạp
2025-01-15 09:02:00

Tháng chạp về trong sắc vàng rực của vạt hoa cải trên đồng, trên nụ đào nở sớm e ấp trước cổng, trong sắc thắm của các loài hoa chờ đến kỳ nở rộ...

Bên bếp chờ bánh in

Bên bếp chờ bánh in
2025-01-15 00:31:00

Trong nỗi bận lòng của đứa con xa quê nghĩ mình sẽ lỗi hẹn mùa xuân, tôi tự hỏi mình, chừ xứ Quảng đã rục rịch chuẩn bị tết chưa?

Thân thương căn bếp mùa đông

Thân thương căn bếp mùa đông
2025-01-14 20:47:00

Ngoài kia, gió mùa Đông Bắc ào ạt tìm về, bập bùng trên mái tôn, hun hút luồn vào khe cửa. Những chiếc lá cuối thu lặng lẽ buông mình. Đất trời hanh hao đón một mùa đông mới....

Phố cũ

Phố cũ
2025-01-14 19:40:00

Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình...

Họa mi vương vấn

Họa mi vương vấn
2025-01-14 11:51:00

Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa...

Điều đẹp thật sự 

Điều đẹp thật sự 
2025-01-14 00:35:00

Những cảnh vật đơn sơ trước mắt giúp tôi chạm vào ký ức, đánh thức từng thời khắc ấu thơ ấm áp.

Những mùa xuân nối tiếp

Những mùa xuân nối tiếp
2025-01-13 19:54:00

Mùa xuân vẫn về qua cây cầu vắt ngang sông. Một khúc sông rộng đủ để những chuyến đò ngang bối rối, chênh chao. Khi không còn chở đò nữa, bóng người lái đò cứ thế xa dần, mờ...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long