
{title}
{publish}
{head}
Phát biểu tại Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số” vào cuối tháng 3 vừa qua, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Phong trào “Bình dân học vụ số” phải trở thành một phong trào cách mạng, toàn dân, toàn diện, sâu rộng, “không ai bị bỏ lại phía sau”. Phong trào phải là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, mệnh lệnh của trái tim, tư duy thông minh của khối óc và hành động quyết liệt của mỗi người dân.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thực hiện nghi thức phát động phong trào “Bình dân học vụ số”.Ảnh: baochinhphu.vn
Phổ cập tri thức, công nghệ về chuyển đổi số, kỹ năng số
Ngày nay, trong bối cảnh chuyển đổi số đang trở thành xu thế tất yếu, phong trào “Bình dân học vụ số” ra đời nhằm thực hiện mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trong kỷ nguyên số. Sứ mệnh lịch sử được kỳ vọng ở phong trào này là phổ cập kiến thức và kỹ năng số cơ bản cho mọi người dân, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, người yếu thế trong xã hội; xây dựng môi trường học tập số mở, linh hoạt, phù hợp với mọi đối tượng, mọi trình độ; thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội; nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với sự phát triển của đất nước.
Đây là một nhiệm vụ quan trọng nhằm cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; hưởng ứng và thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về học tập suốt đời và triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”. Phong trào có ý nghĩa quan trọng, nhân văn sâu sắc đối với sự phát triển đất nước, thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong công cuộc phát triển quốc gia số, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số, phát triển nhanh, toàn diện và bền vững.
Việc phổ cập tri thức số cho toàn dân chính là nền móng để xây dựng một xã hội tri thức, hình thành thế hệ công dân số chủ động, sáng tạo, thích ứng linh hoạt với thời đại. Do đó, nền tảng “Bình dân học vụ số” do Bộ Công an cùng Đại học Bách khoa Hà Nội triển khai quản lý và vận hành, được cung cấp tại binhdanhocvuso.gov.vn, đăng nhập xác thực bằng VNeID.Theo giới thiệu từ đơn vị phát triển, nền tảng có thể đáp ứng 400.000 người học đồng thời, với 3.000 khóa học, cho phép xây dựng chương trình học liệu riêng. Nền tảng tích hợp sẵn các công cụ theo dõi quá trình học, đánh giá mức độ nghiêm túc, tính năng kiểm tra có giám sát bằng AI, hỗ trợ quy trình quản lý, đào tạo, từ khâu đăng ký đến đánh giá, cấp chứng chỉ. Nền tảng dự kiến được đưa vào khai thác, vận hành trên toàn quốc từ 1/4, kỳ vọng giúp giảm 80% chi phí đào tạo, tập huấn so với phương thức truyền thống.
Việc phổ cập kỹ năng số không chỉ giúp người dân khai thác tốt lợi ích của công nghệ, mà còn góp phần nâng cao hiệu suất lao động, thúc đẩy sáng tạo và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đây cũng là tiền đề quan trọng để xây dựng nguồn nhân lực số chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.
Thanh niên Văn phòng UBND tỉnh hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Tiên phong nâng cao năng lực số, thúc đẩy chuyển đổi số
Thời gian qua, Chính phủ số đã đạt nhiều kết quả tích cực, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình đạt 45%, người dân đăng nhập Cổng Dịch vụ công quốc gia bằng nền tảng VNeID với hơn 93 triệu lượt truy cập. Hạ tầng số phát triển mạnh mẽ, đã thương mại hóa 5G, tốc độ Internet quốc tế tăng mạnh; 96,4% thôn, bản đã có Internet cáp quang, 82,9% hộ gia đình sử dụng Internet cáp quang băng rộng. Kinh tế số có bước phát triển vượt bậc, đóng góp 18,3% GDP, với tốc độ tăng trưởng 20% mỗi năm. Thương mại điện tử tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đạt 28 tỷ USD, tăng 36%;thanh toán không dùng tiền mặt được triển khai rộng khắp, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 57%. Dữ liệu số được xây dựng và đẩy mạnh khai thác với 10 cơ sở dữ liệu quốc gia trọng điểm, trong đó cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối với 18 bộ, ngành, 63 địa phương, phục vụ hơn 1,8 tỷ lượt truy vấn. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện chuyển đổi số quốc gia được triển khai quyết liệt, đồng bộ với quyết tâm cao từ Trung ương đến cơ sở. Việt Nam có bước tiến mạnh mẽ trong xếp hạng về chuyển đổi số quốc tế.
Tại tỉnh Phú Thọ, năm 2024, 100% các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị và 86,22% UBND các xã, phường, thị trấn đã ban hành quyết định thành lập ban chỉ đạo chuyển đổi số. Việc gửi nhận văn bản điện tử tích hợp chữ ký số ước tính đã tiết kiệm trên 1,15 tỷ đồng/tháng cho ngân sách Nhà nước. Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến đạt 89,73%; trong đó, dịch vụ công trực tuyến toàn trình đạt 42,46%. 100% doanh nghiệp của tỉnh đã sử dụng hóa đơn điện tử, từng bước triển khai hợp đồng điện tử, tỷ trọng kinh tế số ước đạt 12,5%. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên trên địa bàn tỉnh có tài khoản thanh toán điện tử chiếm 74,3%; hơn 1,3 triệu công dân có thẻ căn cước, căn cước công dân; gần 980.000 người có tài khoản định danh điện tử trên VNeID...
Những kết quả đáng ghi nhận đó cho thấy quyết tâm chính trị mạnh mẽ của Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành trong thực hiện chủ trương chuyển đổi số, phát triển đột phá bằng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo. Năm 2025 với chủ đề “Chuyển đổi số toàn dân, toàn diện, toàn trình để tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế số”. Chính phủ đặt ra mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2025, 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình, 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến, 40% dân số trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Đặc biệt, đến 30/6/2025, 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được gắn định danh cá nhân; tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức các bộ, ngành, địa phương phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng và sử dụng chữ ký số để giải quyết công việc... Điều đó đặt ra yêu cầu cấp ủy, chính quyền các cấp cần tiên phong nâng cao năng lực số, thúc đẩy chuyển đổi số gắn với cải cách hành chính và phát triển kinh tế - xã hội; tạo điều kiện để người dân tiếp cận kỹ năng số, dịch vụ, nền tảng số. Mỗi đảng viên, cán bộ, công chức phải tiên phong, gương mẫu trong nhận thức và hành động; chuyển đổi quá trình học tập, rèn luyện và ứng dụng tri thức, kỹ năng số trở thành nhu cầu tự thân của mỗi người.
Hồng Chuyên
Với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc chiều 12/4.
baophutho.vn Ngày 11/4, Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đã có phiên họp thứ tư...
Sáng 10/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị. Chủ tịch nước...
Chính phủ yêu cầu rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án giao thông trọng điểm có kế hoạch hoàn thành năm 2025 để đạt mục tiêu 3.000km đường bộ cao tốc.
Việt Nam-Hoa Kỳ nhất trí khởi động đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng, trong đó sẽ bao gồm các thỏa thuận về thuế và đề nghị các cấp kỹ thuật của hai bên.
Thủ tướng chỉ đạo Đoàn đàm phán đề nghị Hoa Kỳ xem xét, hoãn áp dụng chính sách thuế quan mới ít nhất 45 ngày để hai bên có thời gian trao đổi, đàm phán và có sự chuẩn bị cho...
baophutho.vn Tên đất, tên làng vốn là điều rất thiêng liêng trong tâm thức của mỗi người dân đất Việt. Có những vùng quê, những địa phương chỉ cần nhắc đến...
Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội Việt Nam đã viếng và ghi sổ tang tưởng niệm đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng NDCM Lào,...
Tối 1/4, tại quảng trường 1 Tháng 4 (TP Tuy Hòa), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Phú Yên (1/4/1975-1/4/2025) và...
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục rà soát, hoàn thành việc nhập dữ liệu các dự án đầu tư gặp khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài đối với các dự án đã báo cáo Ban Chỉ đạo trước ngày...
Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phân bổ 4.557,773 tỷ đồng để các địa phương triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.