{title}
{publish}
{head}
Khi đã làm người lớn, có bao giờ trong hồi tưởng của bạn vọng về những tiếng rao ngang dọc mấy con đường xóm cũ? Tôi nhớ lắm, thi thoảng ước chi mình như cánh chim lạc đường bay về miền nhớ...
Đó là tiếng rao của cô bán xoa xoa đi từ ngõ xã Điện Phương, qua cầu Vĩnh Điện rồi rẽ xuống mấy con đường xã vùng cát nơi tôi sống. Giữa buổi, nắng hè đã chiếu rát mặt khi mấy mẹ con lui cui nhổ cỏ vườn đậu phụng cho sạch.
Bà nội thương quá, nghe tiếng rao: “Ai xoa xoa không?”, liền gọi lại, mua mấy ly và không quên dặn bỏ nhiều nước đường cho sắp nhỏ. Cô bán xoa xoa có nước da ngăm đen, đi dọc đường rao lanh lảnh, trong trẻo.
Ấy vậy mà, khi ngồi lại múc chén xoa xoa, đợi anh em tôi húp lấy húp để, cô chuyện trò nghe giọng hiền và ấm áp y giọng của má. Rồi cũng từ dạo đó, đám trẻ chúng tôi trở thành “mối” quen của cô.
Tôi cũng nhớ những ngày thơ bé đi dọc hai bên lề đường, nhặt nhạnh những vỏ lon hay dép nhựa mang về nhà làm “của để dành”. Những ngày nhà có đám giỗ, sớm mai tôi vội thức dậy canh ba làm mấy con vịt để mà xin vặt lông. Rồi cũng từ mớ lông vịt, mớ lon nhựa hay đôi dép đứt ấy, tôi chực chờ tiếng rao của chú Dũng “cà rem” mang ra đổi lấy que kem đá mát lạnh.
Tôi nhớ mỗi khi Út Sang mè nheo xin ăn cùng, hai chị em lại tranh nhau cho đến khi chỉ còn trơ que tre mỏng. Giờ đây, đã là mẹ của hai đứa con, thi thoảng tôi vẫn bắt gặp hình ảnh chú Dũng “cà rem” chạy xe máy khắp đường làng.
Chú già, mái tóc đen năm nào nay đã nhuốm màu muối tiêu. Nụ cười giòn tan của chú vẫn luôn thu hút bọn trẻ, nhất là mỗi độ tan trường, nụ cười kèm tiếng rao ấy vẫn nổi bật giữa đám đông.
Mỗi lần nhìn chiếc giường tre thân thuộc của bà ngoại, thấy chiếc chiếu cói tôi lại nhớ tiếng rao: “Ai chiếu đây! Chiếu cói Duy Vinh đẹp đây!”. Đó là tiếng rao của ông bán chiếu đạp xe từ Duy Vinh (huyện Duy Xuyên) ra tận Hội An để bán.
Lúc nào ông cũng ghé xóm tôi để “chào hàng” các bà, các mẹ. Chiếc chiếu hiện diện trong suốt tuổi thơ của tôi, theo cùng tiếng ru à ơi nội ru tôi ngủ. Dưới mái hiên nhà hai mùa mưa nắng, tôi lớn lên trong vô vàn hạnh phúc giản đơn như thế!
Cuộc sống thay đổi từng ngày. Giờ đây, ít có ai thủng thẳng gánh hàng đi bán và cất tiếng rao. Cũng hiếm đứa trẻ nào mỗi sớm hay trưa ngồi trước hiên nhà chờ đợi tiếng rao để mua hàng. Dẫu thế nào, tiếng rao cũng trở thành giấc mơ thơ ấu trong tôi...
Theo Như Trang (Báo Quảng Nam)
“Được học”, “Bà đại sứ”, “Tro tàn của Angela”... là những tác phẩm hay về nghề giáo mà độc giả và các thầy cô nên đọc nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
baophutho.vn Từ ngày 17-18/11, tại sân khấu nhà văn hóa Khu Dù, xã Xuân Sơn, UBND huyện Tân Sơn tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng huyện Tân Sơn.
baophutho.vn Chiều 27/4, Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Hội Văn học- Nghệ thuật tỉnh Điện Biên tổ chức Khai mạc Liên hoan ảnh Nghệ thuật khu...
Tôi lớn lên dưới mái nhà tranh gầy guộc liêu xiêu thơm mùi khói cơm chiều lửa đỏ, câu hát à ơi men theo vách thời gian đổ bóng xuống lời ru khi mẹ tôi tuổi đã xế chiều.
Vùng ngoại thành quê tôi ngày ấy là một khu vực trũng, thấp với rất nhiều ao hồ, đầm phá và mương máng. Vì vậy, tôm, cua, cá, ốc, hến... sinh sôi nảy nở rất nhiều, rất nhanh....
Mù u và gòn là hai loại cây vô cùng quen thuộc ở vùng nông thôn. Có khi chúng tự mọc dại, có khi được người dân trồng để lấy bóng mát, lấy gỗ. Hầu như không một đứa trẻ nào lớn...
Mùa đúng hẹn, thềm rải nắng đón nàng xuân về trong ban mai trong veo, tiết trời ấm áp chan hòa, vạn vật rộn ràng chào đón. Hơn từng ấy đời người, ta đã trải qua không biết bao...
Nhớ một lần, tại phòng làm việc của Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khóa IX, tôi trao đổi với nhà thơ Hữu Thỉnh về những tác giả, tác phẩm Ban Văn học Công nhân dự định mời tham...
“Bên trong vỏ kén vàng” kể về hành trình đưa hài cốt chị dâu về cố hương của nhân vật Thiện, hành trình đi qua vùng nông thôn Việt Nam khiến trong Thiện dấy lên những chiêm...
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, nhà thơ Hữu Thỉnh vừa cho ra mắt trường ca thơ "Giao hưởng Điện Biên" .
Nếu trên bầu trời xanh, mây trắng kỳ ảo thì dưới tán cây dịu mát là cả một sự sinh tồn lặng lẽ. Nào là lộc biếc, hoa, trái ngọt, nào là tiếng chim và cả những cánh ong bay xây...
Chúng tôi thương ba mẹ gồng gánh nuôi nấng các con. Ba mẹ đem đến cho chúng tôi tình yêu thương vô bờ bến, một tuổi thơ đầy ắp tiếng cười...