Cập nhật:  GMT+7

Vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng trong nâng cao đời sống người lao động tại các khu, cụm công nghiệp

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có bảy khu công nghiệp (KCN) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (trong đó có bốn KCN đã đi vào hoạt động, tỉ lệ lấp đầy trên 52% đất công nghiệp) và 28 cụm công nghiệp (CCN) được phê duyệt (trong đó có 21 CCN đã đi vào hoạt động). Các KCN, CCN phân bố tại 13 huyện, thành, thị và đang được định hướng phát triển các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, thu hút trên 53 nghìn lao động, trong đó 80% lao động làm việc tại các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Từ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự vào cuộc của các cấp, các ngành, sự đồng hành của DN, công tác bảo đảm việc làm bền vững, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, người lao động tại các KCN, CCN đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Kỳ I: Lãnh đạo phát triển thị trường lao động bền vững

Vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng trong nâng cao đời sống người lao động tại các khu, cụm công nghiệp

Sản xuất các sản phẩm lưu dữ liệu cho máy tính và máy chủ tại Công ty Hanyang Digitech Vina, KCN Phú Hà, TX Phú Thọ.

Sau một thời gian chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 và những biến động của thế giới, khu vực, thị trường lao động (TTLĐ), việc làm ở Phú Thọ đã từng bước hồi phục. Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các sở, ngành liên quan đã và đang triển khai nhiều giải pháp sáng tạo, đột phá nhằm phát triển TTLĐ bền vững, theo hướng hiện đại.

Vận dụng linh hoạt khâu đột phá

Kể từ sau Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay, cùng với các địa phương trong cả nước, Phú Thọ gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là sự bùng phát và diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, nhờ vận dụng linh hoạt, sáng tạo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 vào thực tiễn cụ thể, các cấp, ngành, địa phương và cộng đồng DN trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực, quyết tâm vượt khó, hoàn thành các mục tiêu của Nghị quyết với kết quả cao nhất.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX xác định cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh là khâu đột phá, là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX cũng đã ban hành Nghị quyết số 61-NQ/TU, ngày 13/10/2021 về cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025...

Trên cơ sở của các nghị quyết, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch về cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh giai đoạn 2021-2025 để triển khai thực hiện với tám nhóm giải pháp, cụ thể hóa 33 nhiệm vụ thành các cơ chế, chính sách. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của cộng đồng DN, sau ba năm (2021-2023) tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh ước đạt 118,7 nghìn tỉ đồng (đạt 74,2% so mục tiêu cả giai đoạn), trong đó huy động vốn ngân sách nhà nước đạt hơn 16 nghìn tỉ đồng, thu hút mới 226 dự án DDI, vốn đăng ký gần 42.540 tỉ đồng, 26 dự án FDI, vốn đăng ký gần 880 triệu USD. Qua đó, thúc đẩy cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hướng tiến bộ, phù hợp với định hướng phát triển.

Theo báo cáo của Ban Quản lý các KCN tỉnh, trong sáu tháng đầu năm 2023, doanh thu của các DN trong các KCN, CCN tỉnh ước đạt 30.000 tỉ đồng, bằng 122% so với cùng kỳ năm trước; nộp ngân sách nhà nước ước đạt 550 tỉ đồng, bằng 110% so với cùng kỳ năm trước.
Riêng tổng doanh thu của bẩy DN có chi bộ Đảng gồm các Công ty: TNHH công nghệ Namuga, TNHH Kee Eun Việt Nam, Junma Phú Thọ, TNHH Yakjin Việt Nam, Thắng Cường, Việt Mỹ, Cosmos1 đạt trên 5.600 tỉ đồng, nộp ngân sách 33 tỉ đồng.

Kết quả đầu tư kinh doanh, nhất là trong thu hút đầu tư nước ngoài đã đem lại những gam màu sáng cho bức tranh TTLĐ trên địa bàn tỉnh. Đến nay, số lao động (LĐ) có việc làm toàn tỉnh tăng thêm trên 9.600 người, đồng thời có hơn 26.900 lượt người được tư vấn việc làm, trên 3.000 người được giới thiệu việc làm trong nước, tỉ lệ LĐ trong độ tuổi thiếu việc làm chỉ chiếm khoảng 1,4%. Riêng tại các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh, tổng số LĐ là hơn 53.500 người. Trước đó, hết năm 2022, tổng số LĐ trong các KCN, CCN của tỉnh là 49.500 người.

Theo đồng chí Lê Đức Thưởng- Phó Bí thư Đảng ủy Khối DN tỉnh, qua nắm bắt tình hình, từ đầu năm đến nay có hơn 40 DN trong các KCN, CCN có nhu cầu tuyển dụng hơn 12 nghìn LĐ. Số LĐ tuyển thêm này phần lớn xuất phát từ nhu cầu mở rộng sản xuất, phục vụ dây chuyền mới của các DN. Trong sáu tháng đầu năm, tại các KCN, CCN tỉnh đã có chín dự án mới đi vào hoạt động, năm DN mở rộng sản xuất, tăng công suất...

“Trong các KCN một số dự án đang được khẩn trương đầu tư xây dựng, dự kiến cuối năm nay, đầu năm 2024 sẽ đi vào hoạt động như Công ty TNHH Coronet Toy, Công ty TNHH Hana Protec tại KCN Phú Hà và một số công ty thuộc KCN Cẩm Khê. Các dự án này khi đi vào hoạt động sẽ có nhu cầu tuyển dụng hơn 7.000 LĐ phổ thông và một số vị trí thuộc khối văn phòng yêu cầu trình độ cao” - đồng chí Thưởng nhận định.

Vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng trong nâng cao đời sống người lao động tại các khu, cụm công nghiệp

Các phụ kiện thời trang xuất khẩu được sản xuất tại Công ty TNHH thiết kế phụ kiện thời trang Việt Nam, CCN Đồng Lạng, huyện Phù Ninh.

Đồng bộ nhiều giải pháp hiệu quả

Theo đồng chí Hoàng Xuân Đoài- Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH), thời gian qua, cả hệ thống chính trị đã tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá để thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Trong đó, thực hiện các nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở LĐ,TB&XH chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương triển khai hiệu quả nhiều giải pháp phát triển TTLĐ; tăng cường kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ chuyển đổi nghề bền vững cho người lao động (NLĐ).

Sở LĐ,TB&XH đã phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý các KCN, Liên đoàn Lao động tỉnh, UBND các huyện, thành, thị chủ động nắm bắt tình hình biến động LĐ tại các KCN, CCN... đồng thời có phương án hỗ trợ DN khắc phục tình trạng thiếu hụt LĐ trước, trong và sau Tết. Đồng thời, Sở cũng đã thực hiện các biện pháp hỗ trợ DN đối thoại, thương lượng mâu thuẫn phát sinh liên quan đến quyền và lợi ích của NLĐ.

Kể từ khi đại dịch COVID-19 cơ bản được khống chế, tình hình lao động, việc làm trong năm 2022 và sáu tháng đầu năm 2023 có những chuyển biến tích cực, là kết quả bước đầu của Kế hoạch hỗ trợ phát triển TTLĐ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh được Sở LĐ,TB&XH xây dựng ngày 24/9/2021. Đây là kế hoạch nhằm phát triển TTLĐ toàn diện, bền vững theo hướng hiện đại, bảo đảm kết nối TTLĐ trong nước với TTLĐ của các nước trong khu vực và trên thế giới, cụ thể hóa nhiệm vụ về nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế theo Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra.

Cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, việc bảo đảm duy trì, phát triển TTLĐ bền vững, góp phần thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh còn nhận được sự đồng lòng, chung tay của cộng đồng DN tại các KCN, CCN. Đặc biệt, ở những DN có tổ chức Đảng, mặc dù còn nhiều thách thức nhưng đã từng bước vượt qua khó khăn, bảo đảm việc làm, nâng cao thu nhập cho NLĐ.

Ghi nhận tại Công ty TNHH Yakjin Việt Nam (KCN Thụy Vân, TP Việt Trì), đồng chí Phạm Thị Ánh Ngọc - Bí thư Chi bộ Công ty cho biết: Trong năm 2022, dù còn gặp nhiều khó khăn, đơn hàng giảm... nhưng Chi bộ, Ban Giám đốc Công ty đã kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo, có nhiều giải pháp duy trì ca làm việc, NLĐ không phải nghỉ luân phiên, không bị mất việc làm như một số DN khác. Từ đầu năm 2023 đến nay, tình hình việc làm của Công ty luôn ổn định, đơn hàng nhiều, NLĐ thường xuyên tăng ca, thu nhập tăng cao hơn năm trước.

Để duy trì, phát triển sản xuất, Chi bộ đã phối hợp với tổ chức Công đoàn và Ban Giám đốc Công ty tuyên truyền cho NLĐ về tình hình khó khăn Công ty đang gặp phải để NLĐ chia sẻ, cùng Công ty vượt qua khó khăn. Đồng thời, Chi bộ cùng Ban Chấp hành Công đoàn tăng cường nắm bắt tình hình tư tưởng, đời sống của NLĐ để hỗ trợ kịp thời khi NLĐ gặp khó khăn, tích cực tuyên truyền tiết giảm các chi phí trong lao động sản xuất...

Sự phục hồi sản xuất trở lại tại các KCN, CCN với TTLĐ có nhiều chuyển biến đã góp phần quan trọng đưa tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) sáu tháng đầu năm 2023 ước tăng 7,22% so với cùng kỳ năm trước (trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,87%, đóng góp 4,05 điểm % vào GRDP). Đây là nền tảng quan trọng để tỉnh quyết tâm hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 11/NQ-HĐND, ngày 09/12/2022.

Kỳ II: Đảm bảo quyền lợi cho người lao động

Ngọc Tuấn


Ngọc Tuấn

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Trị bệnh “sợ trách nhiệm”

Trị bệnh “sợ trách nhiệm”
2024-05-20 07:50:00

baophutho.vn Không phải đến bây giờ mới có tình trạng cán bộ, đảng viên sợ trách nhiệm, không dám làm việc , không dám nêu gương... Bệnh “sợ trách nhiệm”...

Nhân lên sức mạnh từ cơ sở

Nhân lên sức mạnh từ cơ sở
2023-10-16 06:11:00

baophutho.vn Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Làm tốt công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng là một yếu tố quan trọng để Đảng vững mạnh”, những...

Khi nghị quyết hợp lòng dân

Khi nghị quyết hợp lòng dân
2023-10-12 08:24:00

baophutho.vn Nằm cách xa trung tâm huyện Đoan Hùng, những năm gần đây, xã Minh Phú đã tạo được bước đột phá trong phát triển kinh tế- xã hội, làm thay đổi...

Nỗ lực rèn luyện tư cách người đảng viên

Nỗ lực rèn luyện tư cách người đảng viên
2023-10-12 07:22:00

baophutho.vn Trong giai đoạn hiện nay, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để rèn luyện tư cách của người cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện Nghị quyết Hội...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long