
{title}
{publish}
{head}
“Ngày ngày đi ra trường Em theo con đường làng Hai bên cỏ xanh mượt Giữa đất đỏ mịn màng Đường mềm như dải lụa Uốn mình dưới cây xanh Men theo đôi bờ lúa Vòng gốc đa bên đình”…
Con đường làng quê thân thuộc
Một sáng tháng 6 đầu mùa gặt, miệng lẩm nhẩm những câu thơ, khe khẽ tránh những vệ cỏ còn đẫm sương đêm, bàn chân thấp thỏm dẫn lối tôi về quê cũ. Vẫn là con đường làng trong trí nhớ tôi suốt một thời thơ bé uốn lượn mềm mại chạy ngang qua những ngôi nhà ngói đã xỉn màu. “Cố hương” chào đón tôi bằng chính con đường mát rười rượi bóng cau, bóng chuối bao năm in trong niềm nhớ của đứa con xa xứ.
Trên con đường này, tôi từng xiêu vẹo, lẫm chẫm bước đi những bước đầu tiên. Mẹ đứng cuối đường, vỡ oà sung sướng khi thấy tôi có thể chạy nhảy rồi bi bô gọi mẹ ơi, mẹ ơi. Cũng chính trên con đường này ghi dấu bao trò nghịch ngợm của lũ trẻ chúng tôi. Mùa gặt, rơm được phơi kín khắp cả đường. Mới sáng sớm, lũ trẻ trong xóm bọn tôi đã tập hợp lại thành đám ở giữa đường vác rơm đuổi nhau. Rượt đuổi chán chê, mệt quá chúng tôi nằm lăn ra đường, lấy rơm làm giường. Nghỉ dưỡng sức xong, vài ba đứa còn rủ nhau chơi trò nhào lộn trên đường rơm. Làng tôi khi ấy, nhà nhà có phong trào đánh cây rơm ngay ở vệ đường. Hết mùa gặt, rơm đã phơi khô, thơm nức nở, các bà, các mẹ chọn một cây tre già, đào hố chôn xuống vệ đường làm “trụ” để đánh cây rơm. Rơm được thu gọn lại ngay dưới chân cây tre già, một người ở dưới đưa rơm, người đứng ngay bên cạnh trụ, quây rơm rồi cứ thế đánh dần lên đỉnh trụ. Khi rơm đã cao gần hết chiều dài cây tre cũng là lúc các bà, các mẹ kết thúc công việc đánh cây rơm. Suốt cả dọc đường làng, có vô số cây rơm “mọc” tự phát như vậy. Đây cũng là chỗ trú ngụ lý tưởng cho đám trẻ chúng tôi mỗi đêm chơi trò trốn tìm hoặc khi phải tránh đòn roi của bố mẹ. Những đêm hè đầy sao, gió mát lồng lộng thổi phất phơ những ngọn rơm, từ trong cây rơm, tôi còn nghe được tiếng thì thầm, tiếng cười rúc rích của đôi lứa hò hẹn...
Đường làng những ngày tháng 9 vào thu trải vàng lá bàng, lá xà cừ, thoảng mùi thơm thị vừa chín tới, mẹ bước thấp bước cao dẫn tôi đến trường. Tay mẹ run run đẩy nhẹ lưng tôi vào cửa lớp còn ánh mắt cứ tần ngần nhìn tôi mãi. Lớn lên một chút, anh cả tôi nhập ngũ, cũng chính trên con đường này, lần đầu tiên tôi thấy mắt bố mờ đục ngày tiễn anh lên xe tòng quân. Chớp mắt, thế mà đã mấy chục năm, những đứa trẻ chúng tôi giờ ai cũng đã đầu hai thứ tóc...
Ôi những con đường làng rợp bóng mát thân thuộc ngày xưa, dưới vòm cây rủ bóng hai bên đường, lá cây bay lã chã, một vài chú chim non thủ thỉ đâu đó như lời chào mời vị khách lạ tìm về chốn cũ. Bao năm xa quê, mải bôn ba khắp các xứ người, quê hương, những con đường mát xanh vẫn ở đó đợi ngày chúng tôi trở về. Chầm chậm từng bước trên đường quê, người đi xa lại như cảm thấy một sự dịu dàng sâu lắng, bao dung.
Nguyễn Hoa Xuân (theo Báo Nam Định)
Tôi lớn lên dưới mái nhà tranh gầy guộc liêu xiêu thơm mùi khói cơm chiều lửa đỏ, câu hát à ơi men theo vách thời gian đổ bóng xuống lời ru khi mẹ tôi tuổi đã ...
Chiều quê, đồng làng mênh mang gió, hoàng hôn xuống bình yên với những cánh chim vội vã bay về tổ ấm. Gió nhẹ nhàng qua lũy tre làng. Ngọn gió đã thổi suốt ...
Mới đó mà đã hơn 10 năm ông tôi đi xa. Tôi - đứa trẻ con năm nào líu ríu theo dì, theo mẹ về quê giờ đã trở thành người mẹ, lại vẫn líu ríu dắt hai đứa con nhỏ ...
Ai thả sợi khói ngang trời vẽ trong tôi nỗi buồn cố quận. Cánh đồng mọc lên rơm rạ ủ tuổi thơ gà nhảy ổ tiếng trưa. Tôi đi qua tháng năm phố thị, không nhớ nổi ...
Một chiều đi ngang những xóm làng, bãi bồi ven sông miên man xanh biếc, mảnh vườn của mẹ lại hiện về sống động trong tôi. Những xa xưa bỗng được đánh thức bởi ...
Nhà ông ngoại có một cái sân rộng. Trước sân, ông trồng hai cây bưởi, tán lá bưởi xanh che kín mặt sân. Chúng tôi, những đứa trẻ nương tuổi thơ mình bên tán ...
Bây giờ cuộc sống no đủ, sướng hơn ngày xưa nên ít ai còn hứng thú với mùi cơm mới, chừng mười ngày sau vụ gặt. Thóc được phơi nỏ, đem xát rồi nấu lên, mùi ...
Buổi sáng thức giấc, nhìn ra phía cửa sổ thấy màu nắng vàng ngập tràn khắp lối. Tôi nhận ra mùa Hạ đã về tự khi nào. Thốt nhiên, khi đó kí ức của tôi lại neo ...
baophutho.vn Từ ngày 29/3 đến ngày 7/4 (tức ngày 01/3 - 10/3 năm Ất Tỵ) Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ tổ chức Đợt...
baophutho.vn Tối 30/3, tại sân khấu Công viên Văn Lang, UBND thành phố Việt Trì tổ chức giao lưu văn nghệ phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần văn hóa - Du...
Cuốn sách "Bác Hồ với các Tổng thống Mỹ" của Phó Giáo sư-Tiến sỹ Võ Văn Lộc, vừa được Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật ấn hành, thêm một lần nữa cho thấy rõ Chủ tịch Hồ...
baophutho.vn Ngày 15/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tổng kết các lớp truyền dạy hát Xoan cho nghệ nhân kế cận của bốn phường Xoan gốc: Phù Đức,...
“60 phút thay đổi chính mình” của tác giả Lê Mai Anh truyền cảm hứng giúp bạn trẻ tốt hơn mỗi ngày.
"Tự truyện một con heo", truyện dài của Lý Lan, cùng các tên sách thiếu nhi mới được NXB Trẻ, Kim Đồng tung dịp hè.
baophutho.vn Đoàn Nghệ thuật tỉnh Phú Thọ đã xuất sắc giành một Huy chương Vàng tại Liên hoan các trích đoạn hay nghệ thuật sân khấu toàn quốc năm 2023 do...
Chưa bao giờ, thơ nở rộ như hiện nay. Ở đâu cũng có rất nhiều người làm thơ. Chỉ cần bỏ ra mấy triệu đồng là ai cũng có thể in cả tập hàng trăm bài thơ của mình nếu muốn. Rồi...