Cập nhật:  GMT+7

Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin

Kỳ III: Để khó thành thuận

Thời gian qua, mặc dù công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo đã đạt nhiều kết quả tích cực thể hiện vai trò của người đứng đầu đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân. Tuy nhiên, trước những yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới, để nâng cao hiệu quả, giải quyết tốt các vụ việc, vấn đề phức tạp, không để phát sinh “điểm nóng” trên địa bàn vẫn có những vấn đề đặt ra.

Kỳ III: Để khó thành thuận

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo giai đoạn 2021-2023 trên địa bàn huyện Phù Ninh.

Phía sau mỗi cuộc tiếp dân

Việc thực hiện các quy định của Luật Tiếp công dân và Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp công dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân đã được các cấp, các ngành triển khai, thực hiện có hiệu quả, chất lượng tiếp công dân có chuyển biến rõ rệt, hệ thống tiếp công dân từ tỉnh đến cơ sở ngày càng được kiện toàn. Thông qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhiều sai phạm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện công tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực đã được bộc lộ để kịp thời chấn chỉnh, xử lý, rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, qua tìm hiểu của chúng tôi, thực trạng hiện nay cán bộ làm công tác tiếp dân không chỉ thiếu về số lượng mà còn hạn chế về năng lực, trình độ, kinh nghiệm, chưa thực sự nắm chắc, nắm kỹ về quy trình tiếp nhận, xử lý và phân loại đơn thư nên việc tham mưu giải quyết, trả lời đơn thư của công dân tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn chậm.

Đồng chí Phan Thị Thanh Tâm- Trưởng Ban tiếp công dân xã Chí Tiên, huyện Thanh Ba bày tỏ: “Đối với cán bộ làm công tác tiếp dân, do kiêm nhiệm nên áp lực công việc nhiều, hơn nữa năng lực trình độ chuyên môn chưa sâu, nhất là về Luật Đất đai, bởi thực tế cho thấy hầu hết ý kiến phản ánh, đơn thư của công dân có đến 70% liên quan đến đất đai như: Thừa kế, tranh chấp, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng... buộc bộ phận tiếp công dân phải nắm chắc để hướng dẫn, giải thích cho công dân hiểu và đặc biệt kỹ năng tiếp nhận, xử lý, phân loại đơn thư cũng rất quan trọng. Bên cạnh đó, một bộ phận người dân chưa hiểu kỹ sự việc mình phản ánh và tư tưởng “bảo thủ” mặc định trách nhiệm thuộc về chính quyền dù đã được giải quyết đúng quy trình cũng là một trong những khó khăn trong công tác này”.

Hiện nay, một số quy định pháp luật về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn chưa rõ ràng, gây khó khăn trong quá trình vận dụng, chưa có quy định cụ thể về quy trình giải quyết đơn kiến nghị, phản ánh, về thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo có bao gồm ngày lễ, ngày nghỉ nên dẫn đến cách hiểu khác nhau về thời gian giải quyết giữa cán bộ giải quyết đơn và công dân...

Cùng với đó, việc xử lý, giải quyết đơn của một số cán bộ cấp cơ sở, nhất là cấp xã còn hạn chế, sổ sách tiếp công dân, nhận xử lý đơn còn thiếu thông tin, hồ sơ vụ việc lưu trữ chưa đảm bảo quy định, chưa tuân thủ về trình tự, thủ tục giải quyết, việc tổng hợp số liệu về tiếp công dân, nhận, xử lý, giải quyết đơn chưa chính xác. Một số quyết định giải quyết khiếu nại viện dẫn căn cứ pháp lý chưa chính xác, không đầy đủ, một số vụ việc còn nhầm lẫn trong việc xác định nội dung khiếu nại hoặc trong quá trình xác minh, chưa xem xét hết các nội dung, căn cứ công dân nêu trong đơn dẫn đến vụ việc phải xem xét, giải quyết nhiều lần, một số vụ việc chậm ban hành văn bản kết quả giải quyết.

Thực tế cho thấy ở nhiều địa phương có tình trạng “đội sổ” do năng lực tiếp nhận, phân loại đơn thư của bộ phận tiếp dân còn hạn chế, có những sự việc thuộc bộ thủ tục hành chính chỉ cần hướng dẫn công dân qua bộ phận một cửa nhưng do kỹ năng chưa “nhuyễn” nên bộ phận tiếp công dân đã tiếp nhận thành đơn thư dẫn đến số lượng đơn chồng chất.

Hơn nữa, nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về đất đai, về khiếu nại, tố cáo của một bộ phận người có đơn còn hạn chế, một số vụ việc đã được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, rà soát nhiều lần đúng quy định pháp luật nhưng vẫn liên tục gửi đơn, trong đó có những yêu cầu không có căn cứ, không đúng quy định. Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của một số đơn vị chưa thường xuyên, còn mang tính hình thức; một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cũng như bố trí nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ này.

Theo báo cáo của UBND tỉnh, qua phân tích kết quả giải quyết khiếu nại cho thấy: Đối với 66 vụ việc giải quyết lần đầu, kết quả: 45/66 vụ việc là khiếu nại sai (68,2%); 4/66 vụ việc là khiếu nại đúng (6,1%); đối với 27 vụ việc giải quyết lần hai, kết quả 16/27 vụ việc giữ nguyên quyết định giải quyết lần đầu (59,3%); đối với 23 vụ tố cáo lần đầu, kết quả tố cáo đúng 1/23 vụ việc (4,3%); tố cáo có đúng, có sai 5/23 vụ việc (21,7%); tố cáo sai 14/23 vụ việc (60,9%).

Kỳ III: Để khó thành thuận

Ngay sau buổi tiếp công dân của lãnh đạo huyện Lâm Thao, hộ bà Tạ Thị Kim Anh, thị trấn Lâm Thao đã được cấp điện, nước để phục vụ cho việc xây dựng công trình.

Nâng cao năng lực, trách nhiệm

Có mặt tại buổi tiếp công dân của lãnh đạo UBND huyện Lâm Thao vào một ngày cuối tháng 10, chúng tôi được trực tiếp chứng kiến buổi làm việc hết sức tâm huyết, trách nhiệm của lãnh đạo huyện cũng như trưởng các phòng, ban chuyên môn của huyện.

Sẵn sàng lắng nghe hết ý kiến của từng công dân, kiên trì giải thích, làm rõ để người dân hiểu vấn đề, thực hiện sao cho đúng quy trình và trực tiếp chỉ đạo giải quyết ngay sau khi buổi tiếp công dân diễn ra nếu nằm trong phạm vi, thẩm quyền giải quyết của lãnh đạo huyện. Những năm gần đây, cùng với thành phố Việt Trì, huyện Phù Ninh thì Lâm Thao cũng là một trong những địa phương đứng tốp đầu các huyện có thủ trưởng tiếp công dân đạt cao. Cởi mở, thẳng thắn và tôn trọng ý kiến của Nhân dân là một trong những cách làm hiệu quả trong công tác tiếp dân của lãnh đạo huyện.

Đồng chí Nguyễn Thị Dưỡng - Phó Chủ tịch HĐND huyện Lâm Thao cho biết: “Tôn trọng ý kiến của công dân, lắng nghe dân nói và giải quyết từng mắt xích của sự việc là yếu tố quan trọng trong công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư. Thậm chí, ngoài việc tiếp công dân định kỳ, lãnh đạo Huyện ủy, UBND, thường trực HĐND còn sẵn sàng trực tiếp đối thoại với công dân ngay khi phát sinh vụ việc, chủ động rà soát, giải quyết kịp thời đúng quy định pháp luật các vụ khiếu nại tố cáo của công dân, hạn chế tối đa các vụ việc khiếu nại tố cáo đông người, phức tạp”.

Cùng với việc nâng cao trách nhiệm tiếp công dân định kỳ của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, công tác tiếp dân cần chú trọng, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại; bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đảm bảo phù hợp với trình độ chuyên môn, sở trường công tác và tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo bởi đôi khi năng lực hạn chế sẽ dễ dẫn đến tình trạng né tránh, đùn đẩy, thiếu trách nhiệm. Bên cạnh đó, cần có chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Những năm gần đây, huyện Thanh Ba là một trong những địa phương có nhiều dự án trọng điểm như: Xây dựng cụm công nghiệp, các tuyến đường giao thông huyết mạch, cao tốc Phú Thọ - Tuyên Quang... nên không tránh khỏi những ý kiến, phản ánh của Nhân dân. Từ đầu năm đến nay số lượt tiếp công dân, giải quyết đơn thư và số vụ việc đều tăng so với cùng kỳ tuy nhiên công tác này được huyện Thanh Ba triển khai, giải quyết khá hiệu quả.

Đồng chí Hoàng Huy Phú - Phó Chánh Văn phòng HĐND và UBND, Trưởng Ban tiếp công dân huyện Thanh Ba chia sẻ: “Năng lực, trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm xử lý tình huống phát sinh, khả năng thuyết phục vận động của cán bộ phụ trách tiếp dân và giải quyết đơn thư là điều rất quan trọng. Nhìn chung cán bộ làm nhiệm vụ tiếp công dân cần phải có các kỹ năng hỏi, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng ghi chép nội dung trình bày, cần rèn luyện về tâm lý vững vàng, có thái độ, cử chỉ, tác phong cần thiết của cán bộ tiếp công dân, am hiểu pháp luật, tác phong chững trạc, tính tình phải điềm đạm, biết lắng nghe. Bản thân bộ phận tiếp công dân phải vượt qua sức ép, sức “nóng” của công việc tiếp công dân khi họ đến trụ sở khiếu nại. Tôi luôn đặt mình vào vị trí của người dân, để trao đổi, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của họ, bên cạnh đó là sự kiên trì đề xuất hướng giải quyết cho người dân tới các cơ quan chức năng. Vận động Ban tiếp công dân các địa phương và các bộ phận liên quan giải quyết cho người dân hết vụ việc chứ không phải giải quyết hết thẩm quyền, phải xác định được gốc rễ, nội dung cốt lõi của vấn đề để tham mưu đúng, trúng và giải quyết triệt để vấn đề”.

Việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo phải coi trọng công tác dân vận, tuyên truyền, vận động, công tác hòa giải cơ sở bởi thực tế cho thấy, nếu làm tốt việc tiếp công dân ở cơ sở, thỏa đáng nguyện vọng của người dân thì sẽ hạn chế hoặc không có đơn thư vượt cấp. Điển hình như, từ đầu năm đến nay, có 19 vụ khiếu nại, tố cáo công dân tự nguyện rút đơn sau khi được vận động thuyết phục... điều này cho thấy bản lĩnh, khả năng thuyết phục, sự kiên trì và nhạy bén là những yếu tố rất quan trọng trong công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư.

Bên cạnh đó, các địa phương cần phát huy vai trò của các tổ chức hội, đoàn thể như: Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Phụ nữ, Đoàn thanh niên... trong công tác vận động, hòa giải ở cơ sở nhằm giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh ngay từ đầu đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng địa bàn, từng nhóm đối tượng để nâng cao hiểu biết pháp luật cho người dân. Điển hình như nhiều vụ việc đã giải quyết đúng thẩm quyền, đúng quy định nhưng công dân vẫn tiếp tục đến Trụ sở tiếp công dân các cấp để phản ánh, kiến nghị hoặc gửi đơn đến các cơ quan hành chính mà không có tình tiết mới, không có căn cứ.

Mặc dù những năm gần đây, Phú Thọ không phát sinh điểm nóng về khiếu nại, tố cáo ở các địa phương, tuy nhiên, tình hình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân trên địa bàn tỉnh vẫn còn diễn biến phức tạp, nhất là khi hiện nay trên địa bàn tỉnh đã và đang triển khai thực hiện nhiều dự án phát triển kinh tế - xã hội, công trình trọng điểm, quá trình thu hồi đất để thực hiện dự án, việc tổ chức thực hiện các quy định mới về đất đai... không tránh khỏi những thiếu sót dẫn đến phát sinh các ý kiến, đơn thư khiếu nại, tố cáo. Nhất là khi thực hiện triển khai Luật Đất đai (năm 2024); thực hiện việc sáp nhập các đơn vị hành chính theo Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đặc biệt là đơn tố cáo liên quan đến nhân sự trong thời gian diễn ra Đại hội Đảng các cấp, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031.

Thông qua công tác tiếp xúc, đối thoại, việc trao đổi thông tin hai chiều giúp mối quan hệ giữa cán bộ với Nhân dân gần gũi, cởi mở hơn, từ đó tạo đồng thuận giải quyết vấn đề phát sinh tại địa phương. Đây cũng là cơ hội để lãnh đạo cấp ủy, chính quyền trau dồi các kỹ năng, nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong điều hành, lãnh đạo, khắc phục tình trạng quan liêu, xa dân. Với người lãnh đạo, phải khẳng định, sau mỗi cuộc đối thoại, điều lớn nhất cần làm được là làm cho dân tin, dân trọng. Với người dân, điều còn lại lớn nhất cũng chính là niềm tin. Tin vào Đảng, chính quyền đã gỡ khó, để biến khó thành thuận...

Tin liên quan:
  • Kỳ III: Để khó thành thuận
    Kỳ II: Trọn chữ “tín” với Nhân dân

    Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo luôn được người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng nhằm giữ vững tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nhiều ý kiến, kiến nghị tại buổi tiếp dân và qua các đơn thư đã được tiếp nhận, nhanh chóng chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết, thậm chí nhiều vấn đề đã được lãnh đạo trả lời hoặc trực tiếp chỉ đạo giải quyết ngay tại buổi tiếp công dân... Qua đó, tạo ấn tượng tốt đẹp, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân với chính quyền địa phương.

  • Kỳ III: Để khó thành thuận
    Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin

    Tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo là phần việc không thể thiếu đối với người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, nhất là các đại biểu dân cử. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta xác định nhiệm vụ quan trọng đầu tiên trong 6 nhiệm vụ trọng tâm là: “Củng cố lòng tin, sự gắn bó của Nhân dân với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa”. Chính vì thế, lời hứa và thực hiện lời hứa của một đại biểu dân cử có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ thể hiện phẩm chất, đạo đức một cá nhân thông qua việc “hứa là làm” mà còn củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước, với đại biểu HĐND các cấp.

Việt Hà - Thu Hương


Việt Hà - Thu Hương

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Chú trọng công tác Tuyên giáo ngay từ cơ sở

Chú trọng công tác Tuyên giáo ngay từ cơ sở
2024-11-18 10:48:00

baophutho.vn Trong suốt sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, công tác Tuyên giáo có vai trò, vị trí hết sức quan trọng, không chỉ tiên phong dẫn dắt,...

Ngăn ngừa hệ lụy của tin giả

Ngăn ngừa hệ lụy của tin giả
2024-11-14 07:34:00

baophutho.vn Các thế lực phản động, thù địch đã và đang lợi dụng triệt để những phương tiện truyền thông xã hội để tấn công vào các tài khoản mạng xã hội...

Không được xuê xoa, chiếu lệ!

Không được xuê xoa, chiếu lệ!
2024-11-11 09:52:00

baophutho.vn Vào dịp cuối năm, các cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, đơn vị thường tiến hành kiểm điểm, đánh giá, xếp loại tổ chức đảng, đảng viên, cán bộ, công...

Tin liên quan

Gợi ý

Tin địa phương

Xem thêm Thành phố Việt Trì

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long