{title}
{publish}
{head}
Tháng 3 năm 1967, một đoàn sinh viên năm thứ tư, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội về thực tập tại các đại đội Thanh niên xung phong thuộc đội N57 tỉnh Lạng Sơn. Các sinh viên thâm nhập thực tế, được chứng kiến tinh thần lao động, học tập, chiến đấu của một đội ngũ chiến sĩ thanh niên xung phong dũng cảm, từ đó có được những bài học sâu sắc, bổ ích về cuộc sống.
Cũng từ đây đã khơi dậy nguồn cảm hứng để những bài thơ, áng văn, bản nhạc, bức ký họa trong trẻo, tươi sáng, mộc mạc ra đời như là sự tri ân những con người anh dũng, sống có lý tưởng cao đẹp. Trong đó, chàng sinh viên văn khoa Nguyễn Phú Trọng, với bút danh Phú Trọng đã có một chùm thơ 3 bài trong tập san chép tay kỷ niệm bao gồm những bài viết (tiểu luận, phê bình, sáng tác) của các anh chị em trong đoàn thực tập. Tập san chép tay này sau khi Đoàn hoàn thành đợt thực tập trên đã được trân trọng gửi tặng các đại đội thanh niên xung phong của đội N57 (1 bản), Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1 bản) và lưu lại cho Lớp Văn khóa VIII (1 bản).
Tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người bạn học cùng lớp năm xưa, PGS. TS, Nhà văn Nguyễn Ngọc Thiện đã gửi cho Thời báo Văn học nghệ thuật chùm thơ này, giúp chúng ta có thêm một góc nhìn về những năm tháng tuổi trẻ của vị lãnh đạo tài năng, mẫu mực và đức độ của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.
Bản photo 3 bài thơ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong tập san chép tay được PGS. TS, Nhà văn Nguyễn Ngọc Thiện lưu giữ.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi là sinh viên khoa Ngữ văn (thứ hai từ trái sang). Ảnh: PGS. TS, Nhà văn Nguyễn Ngọc Thiện cung cấp.
MÙA HOA
Phú Trọng
Đây Lạng Sơn giữa mùa hoa đào nở
Cây rung rinh, lá nõn, nắng tươi vàng
Đường Tổ quốc nuột nà muôn thảm lụa
Đang trải dài khắp nẻo đón xuân sang
Ôi Lạng Sơn, đất của nàng Tô Thị
Của phố Kỳ Lừa, của động Tam Thanh
Với ải Chi Lăng ngày xưa hoen máu giặc
Còn vọng lời Nguyễn Trãi khóc Phi Khanh...
Hôm nay giữa đất anh hùng lịch sử
Xuân đang chín, hoa đào vừa độ đỏ
Đây Lạng Sơn kiêu hãnh những con người
Mang trên mình nhấp nhánh đoá hoa tươi
Mùa xuân, mùa hoa hay mùa đại hội?
Mà ánh mắt, làn môi đọng màu nắng mới
Rất dịu dàng mà lộng lẫy đấy em
Có phải đang mùa, hoa càng nở rộ thêm?
Hoa trên non xanh, hoa trong khe đá
Hoa mọc vườn hoang, hoa vờn miệng cá
Hoa công viên, hoa chậu cảnh, hoa ban thờ
Hoa nở đỏ ngực người, hoa chiến thắng, hoa thơ?
Hoa Tổ quốc hai miền đều khoe sắc
Rực rỡ trong Nam, chói ngời đất Bắc
Hãy ươm thêm hoa trên mảnh đất này
Cho con người càng có vị hương say
Lạng Sơn ơi, mùa hoa đang chín đỏ
Tôi đến, tôi đi giữa những anh hùng
Đường Tổ quốc anh góp phần nối mở
Để những ngày thêm rạng rỡ chiến công!
10/3/1967
HOA THIÊN LÝ
Phú Trọng
Có phút giây nào anh đứng gọi trăng lên
Hương phảng phất bên giàn hoa thiên lý
Chắc hẳn lòng anh càng yêu hơn đất mẹ
Càng quý thêm hương hoa lý ngọt ngào
Anh mới hiểu lòng em tôi bé bỏng
Đã yêu hoa ngay từ buổi hôm nào
Ngày đi học không có hoa cài tóc
Các bạn cười, em tôi chỉ khóc
Mẹ cắt cho em bằng giấy đóa hoa nhài
Em chẳng vừa lòng, phụng phịu ném đi ngay
Mẹ thương em, mẹ giồng hoa thiên lý
Rồi cha đi tìm trúc bắc thêm giàn
Em nhảy nhót, nô cười hơn nắc nẻ
Bím tóc hoa cài thơm nức cả đêm trăng...
Hôm nay đã lớn khôn rồi
Chắc hẳn em tôi càng yêu hoa thiên lý
Và không chỉ yêu giàn hoa nhỏ bé
Em yêu hoa, yêu cả những con đường
Khi biết nước mình có vạn sắc muôn hương
Hoa đang nở dọc con đường thiên lý
Từ đất Lạng Sơn đến Quảng Bình quê mẹ
Từ biên khu về Gò Nổi, Bến Tre (*)
Lý được mùa hoa, thơm ngát những trưa hè.
Hoa thiên lý điểm thêm màu thêm sắc
Cho Tổ quốc xinh tươi đang buổi trăng tròn
Cho em tôi mát thêm hàng chân tóc
Biết quý cuộc đời như những cánh hoa thơm.
15/3/1967
(*) Tên quê hương của chị Trần Thị Lý (Nhâm), Mười Lý (Tạ Thị Kiều), Trần Thị Lý, Chu Lý và Tiểu Lý.
GẶP ANH
Ô tiếng cười giòn tan như tiếng mìn phá đá
Bánh xe lăn trên đường nghe rộn rã
Đá chạy rào rào hối hả bước chân đi
Trời trong veo, núi tím, lá xanh rì
Đường ta đó mỗi ngày thêm rộng mở
Tôi gặp anh giữa ngày xanh đang đỏ lửa
Đất nước mình mở hội mừng công
Đưa đạn lên nòng, mài sắc thêm chông
Xuân nồng thắm, trời ta thêm lộc biếc
Vẫn họ đấy, núi rừng ơi có biết
Mới hôm nao còn tíu tít tới trường
Vai đỏ khăn quàng chạy rộn đường mương
Trống vào học còn đuổi nhau, mò cá.
Vẫn họ đấy, trên đường quen đất lạ
Của Kinh Môn, Tràng Định, Ninh Giang
Của Lộc Bình, Văn Lãng, Bình Giang...
Ôi sông núi của quê cha đất mẹ.
Họ đem tuổi hai mươi đi làm đường chống Mỹ
Quần áo may sao chóng chật, mau sờn
Ngày mỗi ngày càng cao nặng thêm hơn.
Tôi gặp anh căng tay choòng đục đá
Tôi gặp anh tay quai vòng búa tạ
Đục đổ núi cao, quật ngã cây rừng
Vác đá ngăn sông, đắp những đường ngầm
Nung chảy nhựa, đóng càng xe cải tiến
Tôi gặp anh giữa ngày đông giá tuyết
Rét buốt tê xương, cây chết khô vàng
Tiếng búa vẫn giòn, tiếng hát vẫn vang
Đời ta ấm tình thương đồng đội.
Tôi gặp anh ngày mưa tuôn bão dội
Đường lầy trơn bước ngã mấy lần
Nhìn lũ ngập đường mà xót ruột đau gan
Tranh nhau lăn xuống dòng sâu cứu đá.
Tôi gặp anh lúc giải lao hể hả
Ta chung nhau đọc lá thư nhà
Chuyện xóm, chuyện làng, nhớ mẹ thương cha
Và những chuyện cười vang sông nứt núi
Tôi gặp anh mỗi chiều hay mỗi tối
Lớp học đơn sơ: ghế dép, giường bàn
Mắt đổ dồn xem hàng số thập phân
Tai say lắng nghe bài thơ Tố Hữu
Ơi anh lính xung phong
Cuộc đời anh thật giản đơn kỳ điệu
Anh biết đem tất cả gia tài
Đảng đã cho mình để xây đắp tương lai
Ôi kiêu hãnh được cùng anh chung trận tuyến!
20/3/1967
Phú Trọng
Theo Arttimes
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và Đại sứ quán Chile sẽ hợp tác để dịch và xuất bản 12 cuốn sách thuộc bộ truyện Papelucho - truyện thiếu nhi kinh điển của Chile - ra tiếng Việt.
Lễ Bế mạc và Trao giải thưởng của LHP Quốc tế Hà Nội - HANIFF VII được THTT vào 20h00 ngày 11/11 trên kênh VTV2.
Là một nhà văn hóa lỗi lạc, có tâm hồn yêu văn học nghệ thuật, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận ra giá trị của văn hoá là hồn cốt của dân tộc, hiểu, xác định đúng và rõ vai...
Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ấn hành cuốn sách Trở về trong giấc mơ . Đó là câu chuyện cảm động về mối tình thời chiến của cầu thủ bóng đá trẻ với nữ diễn viên...
“Once upon a bridge in Vietnam” là bộ phim tài liệu đầu tiên về Việt Nam của đạo diễn Bibonne với mong muốn kết nối Pháp và Việt Nam thông qua âm nhạc trong hành trình tìm về cội nguồn.
Những ngày cuối xuân, núi rừng Tây Bắc bạt ngàn sắc trắng hồng của những đoá ban và những bông hoa đào nở muộn, còn sót lại. Màu hoa lẫn với màu trời bàng bạc, bảng lảng sương...
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày ký kết Hiệp định Geneva (21/7/1954-21/7/2024) và 70 năm giải phóng Vĩnh Linh (25/8/1954-25/8/2024),
Ban tổ chức sẽ chọn 117 tác phẩm vào vòng chung khảo: Báo in chọn 25 tác phẩm; Báo điện tử chọn 25 tác phẩm; Phát thanh chọn 22 tác phẩm; Truyền hình chọn 25 tác phẩm; Ảnh báo...
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký ban hành Quyết định số 598/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật quốc gia...
Ngoài kiến thức, các “sĩ tử” có thể nhận gì từ những năm tháng dưới mái trường đại học? - câu trả lời sẽ được giải đáp phần nào trong cuốn sách “Mong gì từ Đại học?” do TS Giáp...
(Ấn tượng đọc “Rừng xanh Đá đỏ”, tiểu thuyết của Nguyễn Thanh Cải, Nxb Văn học, 2016)
“Mực tàu giấy bản” là tập truyện sinh hoạt với nhân vật chính là trẻ em, đời sống và thế giới tinh thần của các em. Sau gần một thế kỉ, đọc lại, những trang miêu tả chân thực,...