{title}
{publish}
{head}
Chia sẻ với chúng tôi, chị Triệu Thị Chuyên - người dân tộc Dao, Trưởng khu kiêm Chi hội trưởng Phụ nữ bày tỏ sự biết ơn của đồng bào trong khu Đá Cạn, xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn tới Đảng và Nhà nước đã quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho đồng bào có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, tham gia các hoạt động xã hội, phấn đấu vươn lên.
Chị Triệu Thị Chuyên tuyên truyền, vận động người dân trong khu thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng.
Chị Triệu Thị Chuyên là người dân tộc Dao, sinh ra và lớn lên tại khu Đá Cạn, được sự quan tâm của Đảng ủy xã Hương Cần, sự giúp đỡ, dìu dắt của Chi bộ khu Đá Cạn, năm 2016, chị Chuyên đã được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam. Với vai trò là Trưởng khu dân cư và Chi hội trưởng Hội phụ nữ, chị Chuyên luôn trăn trở với suy nghĩ muốn bà con đồng thuận tập trung phát triển kinh tế phải làm gì để mọi người nhìn thấy có hiệu quả và cùng làm theo đó mới là quan trọng. Nghĩ như vậy nhưng để làm được rất khó.
Được sự ủng hộ của gia đình, chị Chuyên đã quyết tâm thực hiện, bắt đầu từ việc trồng cây keo trên diện tích đồi rừng 7 ha của gia đình, đầu tư phân bón và chăm sóc chu đáo để cây sinh trưởng, phát triển tốt. Sau đó gia đình chị Chuyên tiếp tục đầu tư chăn nuôi, bò, lợn và gà. Thu nhập bình quân từ mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình chị hiện đã đạt khoảng 200 triệu đồng/ năm. Gia đình còn tranh thủ bán quán nước giải khát phục vừa để có thêm thu nhập, đồng thời cũng là để thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin và tuyên truyền vận động Nhân dân trong khu.
Khu Đá Cạn hiện có 24 hộ đều là đồng bào DTTS, trong đó có 21 hộ dân tộc Dao, 3 hộ là dân tộc Mường. Bà con trong khu chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, chính quyền các cấp, nhân dân khu Đá Cạn đã được tiếp cận và thụ hưởng các chính sách hỗ trợ đối với đồng bào DTTS, đời sống của Nhân dân có nhiều đổi thay tích cực. Số hộ nghèo, cận nghèo hàng năm đều giảm. Các hủ tục lạc hậu đã không còn; nét đẹp của bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào DTTS được bảo tồn và phát hu. Khu dân cư Đá cạn đã 11 năm liền không có người sinh con thứ 3 trở lên.
Tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ổn định; đồng bào DTTS tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất cùng phấn đấu vượt khó để lao động sản xuất, tham gia các hoạt động của tổ chức đoàn thể chính trị phát động.
Ngoài làm công tác xã hội, chị Chuyên còn năng động trong phát triển kinh tế gia đình với mô hình quán nước giải khát phục vụ người dân trong khu.
Chị Triệu Thị Chuyên chia sẻ: “Qua nắm bắt tâm tư nguyện vọng của Nhân dân trong khu Đá Cạn, tôi mong muốn các cấp ủy Đảng, chính quyền tiếp tục quan tâm ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ để đồng bào DTTS chúng tôi có điều kiện phấn đấu vươn lên. Đặc biệt, quan tâm trong việc tổ chức sản xuất, định hướng sản xuất và hỗ trợ trong công tác giáo dục - đào tạo để con em người dân tộc thiểu số được học tập và có được việc làm ổn định, thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng”.
Phương Uyên
Con đường về Điểm trường mầm non Cá Lủng đang được mở. Đá hộc lổn nhổn. Bụi bay mịt mù. Sống đường gồ ghề, mấp mô như sóng. Người đi không quen hẳn sẽ thấy ngồi trên xe máy mà...
Trong hai ngày 12-13/11, Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum đã mở hai lớp truyền dạy dân ca, dân vũ trong cộng đồng tộc Xơ Đăng cho 60 người tại xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà và xã Đăk...
baophutho.vn Phát triển kinh tế được xác định là “đòn bẩy” góp phần để các huyện miền núi thực hiện mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn những hủ tục lạc hậu. Dù thay...
Theo số liệu điều tra 53 dân tộc thiểu số công bố năm 2019, dân tộc Cơ Ho có 200.800 người, cư trú tập trung ở các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Lắk và...
baophutho.vn Huyện Thanh Sơn hiện có 207 người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhận thức rõ vai trò, vị trí của mình, những người có uy tín...
Người La Chí là một trong những dân tộc có truyền thống tự làm trang phục từ khâu trồng bông, dệt vải cho đến may, thêu. Trang phục của người La Chí giản dị, nhưng mang bên...
baophutho.vn Huyện Thanh Sơn hiện có 242 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, đây là những hạt nhân trong phát triển kinh tế, giảm nghèo; giữ...
Trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Mông, cây khèn và nghệ thuật múa khèn có thể được xem như một biểu trưng văn hóa. Chính vì lẽ đó, người Mông ở Đồng Hỷ và...
baophutho.vn Trong hai ngày 28-29/8, tại xã Kim Thượng, Ban điều hành dự án 8 huyện Tân Sơn đã tổ chức tập huấn hướng dẫn vận hành tổ nhóm truyền thông theo...
Huyện vùng cao biên giới Mường Tè (Lai Châu) quyết liệt chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã...
Cộng đồng người dân tộc Sán Chỉ ở Cao Bằng sinh sống chủ yếu ở hai huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm. Nền văn hóa dân tộc Sán Chỉ đậm đà bản sắc, được phản ánh qua hệ thống các lễ hội lâu...
baophutho.vn Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo....