
{title}
{publish}
{head}
Chế độ ăn uống cân bằng đóng vai trò then chốt trong việc duy trì sức khỏe đường ruột, nhờ cung cấp các dưỡng chất cần thiết, hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột và chức năng tiêu hóa.
Chế độ ăn uống cân bằng là chế độ ăn cung cấp đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu để đáp ứng nhu cầu năng lượng, duy trì sức khỏe, hỗ trợ tăng trưởng và phòng ngừa bệnh tật.
Một chế độ ăn cân bằng thường bao gồm các nhóm chất dinh dưỡng chính như carbohydrate, protein, chất béo, vitamin, khoáng chất và nước.
1. Vai trò của các nhóm chất dinh dưỡng chính đối với sức khỏe
- Carbohydrate (chất bột đường): Cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, đặc biệt là não và hệ thần kinh; giúp duy trì hoạt động của cơ và các cơ quan.
- Protein (chất đạm): Xây dựng và sửa chữa mô, bao gồm cơ, xương, da và các tế bào; tạo enzyme, hormone và các kháng thể cần thiết cho chức năng cơ thể.
- Chất béo: Cung cấp năng lượng dự trữ; hỗ trợ hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitaminA, D, E, K; tạo màng tế bào và tham gia vào quá trình điều hòa hormone.
- Vitamin: Tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương; duy trì chức năng miễn dịch, hệ thần kinh, thị giác và sức khỏe da.
- Khoáng chất: Canxi và phốt pho (hỗ trợ xương và răng chắc khỏe), sắt (tạo hemoglobin giúp vận chuyển oxy), kẽm (tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tăng trưởng), kali và natri (điều hòa áp suất máu, cân bằng chất lỏng)...
- Nước: Giúp điều hòa nhiệt độ, tham gia vào các quá trình trao đổi chất và loại bỏ độc tố.
2. Chế độ ăn uống cân bằng có lợi ích gì đối với sức khỏe đường ruột?
Chế độ ăn uống cân bằng đóng vai trò then chốt trong việc duy trì sức khỏe đường ruột, nhờ cung cấp các dưỡng chất cần thiết để hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột (microbiome) và chức năng tiêu hóa. Cụ thể:
- Duy trì hệ vi sinh vật đường ruột cân bằng
Các vi khuẩn có lợi trong đường ruột cần nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm giàu chất xơ (prebiotics) để phát triển và ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại. Chế độ ăn nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt giúp tăng cường lợi khuẩn, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh, nhờ đó giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, hội chứng ruột kích thích (IBS)...
- Hỗ trợ chức năng tiêu hóa
Cung cấp đủ chất xơ hòa tan (soluble fiber) và không hòa tan (insoluble fiber) giúp thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón. Protein và enzyme từ chế độ ăn uống hỗ trợ sự phân giải và hấp thụ dinh dưỡng... nhờ đó, tiêu hóa dễ dàng hơn, cải thiện khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.
- Giảm viêm và bảo vệ niêm mạc ruột
Acid béo omega-3 từ cá béo và hạt giúp giảm viêm, bảo vệ niêm mạc ruột. Các chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E (từ trái cây, rau củ) bảo vệ tế bào ruột khỏi tổn thương, do đó hạn chế các bệnh lý viêm ruột như viêm loét đại tràng và bệnh Crohn.
- Tăng cường hàng rào bảo vệ ruột
Protein và các khoáng chất như kẽm, sắt và vitamin A hỗ trợ duy trì cấu trúc và chức năng của lớp niêm mạc ruột. Probiotics từ sữa chua và thực phẩm lên men giúp cải thiện khả năng bảo vệ của hàng rào ruột... nhờ đó, giảm nguy cơ “hội chứng ruột rò rỉ” (leaky gut), ngăn chặn các chất gây hại xâm nhập vào máu.
- Điều chỉnh hệ miễn dịch của ruột
Khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm trong đường ruột. Một chế độ ăn uống cân bằng giàu vitamin D, kẽm và chất xơ giúp hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả. Dinh dưỡng lành mạnh giúp giảm nguy cơ dị ứng thức ăn và các bệnh tự miễn liên quan đến ruột, giúp đường ruột khỏe mạnh, cơ thể chống lại nhiễm trùng tốt hơn.
Sữa chua có nhiều lợi khuẩn tốt cho sức khỏe đường ruột.
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đường ruột
Chế độ ăn uống lành mạnh với thực phẩm ít đường và chất béo bão hòa làm giảm nguy cơ viêm mạn tính trong ruột. Thực phẩm giàu chất xơ và probiotics hỗ trợ ngăn ngừa ung thư đại tràng. Nhờ đó, phòng ngừa hiệu quả các bệnh tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng và ung thư.
Để duy trì sức khỏe đường ruột nên:
- Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ: Trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt.
- Bổ sung probiotics và prebiotics: Sữa chua, kim chi, dưa muối, tỏi, hành.
- Uống đủ nước: Hỗ trợ tiêu hóa và nhu động ruột.
- Giảm thực phẩm chế biến sẵn: Đặc biệt là thức ăn nhiều đường, chất béo bão hòa và phụ gia.
- Ăn đủ chất dinh dưỡng đa dạng: Cân bằng carbohydrate, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất.
TS-BĐ (Theo suckhoedoisong.vn)
Mục tiêu điều trị hoại tử chỏm xương đùi là giảm đau, cải thiện chức năng khớp và ngăn chặn quá trình phá hủy xương. Bên cạnh các phương pháp điều trị bảo tồn hay phẫu thuật...
baophutho.vn Trạm y tế là tuyến y tế cơ sở gần nhất bảo đảm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Xác định là nhiệm vụ quan trọng, những năm qua...
baophutho.vn Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh xuất hiện tình trạng một số đối tượng mạo danh cán bộ của Sở Y tế để tiến hành kiểm tra các tổ chức, cá...
Tăng mỡ máu là tình trạng bệnh lý khi có một hoặc nhiều thông số lipid trong máu bị rối loạn. Để dự phòng và điều trị các rối loạn lipid máu, chế độ ăn uống đóng một vai trò có...
Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiểm tra, thu hồi toàn bộ 12 loại thực phẩm dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả đang còn trên thị trường.
baophutho.vn Ngày 23/4, Đoàn kiểm tra do Sở Y tế tổ chức đã tiến hành kiểm tra đột xuất một số cửa hàng kinh doanh thuốc, thực phẩm chức năng trên địa bàn...
baophutho.vn Sản phụ N.H.Y (53 tuổi, trú tại thị xã Phú Thọ) mang thai thành công nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh....
Bệnh viện đa khoa tỉnh vừa cấp cứu kịp thời cho trường hợp nhồi máu cơ tim cấp ở người trẻ tuổi.
baophutho.vn Các bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê vừa cấp cứu thành công trường hợp ngộ độc rượu ngâm củ ấu tầu trong tình trạng nguy kịch. Củ ấu tầu...
Nhiều người thấy uống giấm táo trước bữa ăn có ích, có thể giúp giảm cảm giác thèm ăn và khiến họ không ăn quá nhiều.