{title}
{publish}
{head}
Không “bước ra” từ những huyền tích xa xưa, cũng chẳng phải mỹ vị hiếm có, khó tìm. Từ thứ quà quê giản dị xưa, Bánh sắn Phong Châu - từ món ăn “cứu đói” nay đã trở thành sản phẩm OCOP nổi tiếng, từng được Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam chứng nhận, vinh danh là ẩm thực tiêu biểu Việt Nam.
Bánh sắn Phong Châu được làm từ sắn tươi thay vì bột sắn khô truyền thống.
Bánh sắn khi hấp chín có màu trắng, trong, hương thơm, vị ngọt, bùi, béo.
Từ món ăn “cứu đói”...
Tại gian hàng được ban tổ chức chương trình Biểu diễn nghệ thuật và trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, món bánh sắn Phong Châu được chế biến, hấp chín tại bàn, thu hút nhiều du khách thưởng thức.
Bánh sắn ngon nhất khi vừa hấp chín, hương thơm, vỏ mềm, nhân bùi, béo... đó là cảm nhận của nhiều thực khách. Thế nhưng, từ trong thâm tâm của những người lớn tuổi, bánh sắn và câu chuyện về món quà đậm vị quê ấy gợi lại những cảm xúc khó tả, những ký ức đã xa.Những năm 50 của thế kỷ trước, đất nước còn đang chiến tranh, khoa học kỹ thuật chưa phát triển, sản xuất nông nghiệp của người dân chủ yếu “trông trời, trông đất, trông mây”... thế nên, trồng được cây lúa, cây ngô thì mất mùa, sâu bệnh, có được thu hoạch thì năng suất rất thấp. Ngược lại, sắn dễ trồng, phù hợp với vùng đồi thoai thoải, bởi thế, trong thời gian dài, cây sắn gắn bó với người dân Phù Ninh trong vai trò cây lương thực chủ chốt.
Bánh sắn Phong Châu có nhiều hình dạng, màu sắc được chế biến từ nguyên liệu tự nhiên, được công nhận là sản phẩm OCOP.
Từ những cây sắn mơn mởn triền đồi, lá sắn dùng ăn thay rau xanh, cây sắn phơi khô làm củi đun, cắm lại hàng rào, củ sắn chở về đầy sân và vì thế, lẫn trong khói bếp cũng ngai ngái mùi sắn. Sắn tươi mang luộc, nướng; sắn duôi nhỏ, phơi khô để bảo quản lâu hơn. Mùa giáp hạt, sắn trở thành món chính, và bột sắn trắng như tuyết, mềm như nhung- nguyên liệu chính để tạo ra món bánh sắn cũng được người dân sơ chế nhiều để “đổi món”.
Bà Lê Thị Lương - thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh mời khách tham quan thưởng thức bánh sắn Phong Châu.
Giới thiệu về sản phẩm OCOP Bánh sắn Phong Châu với thực khách, bà Lê Thị Lương - Chủ cơ sở sản xuất bánh sắn Phong Châu, thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh niềm nở: Bánh sắn “nguyên bản” chỉ được nặn từ bột sắn rồi hấp chín; để cho bánh chín nhanh, chín đều, người ta thường lấy chiếc đũa tạo một lỗ giữa bánh. Một phần nữa do bánh còn nóng, phải dùng chiếc đũa để xiên, trong khi đám trẻ háu đói có khi cắn cả vào đũa, do đó mà người lớn gọi vui là “bánh sắn nhân đũa”.
Đi qua năm tháng nhọc nhằn, cuộc sống đổi thay, miếng cơm hàng ngày không còn là nỗi lo thường trực, bữa cơm đủ đầy với thịt cá, rau xanh nhưng bánh sắn - món ăn “cứu đói” ngày nào vẫn luôn được “lên mâm”. Vẫn trong hình hài ấy, nhưng gói gọn cả tâm huyết và hương, sắc, vị của no ấm, đủ đầy...
Đến “đặc sản” trứ danh
Bánh sắn là món bình dân, có tại nhiều địa phương trong tỉnh, cách chế biến, thưởng thức cũng vì thế mà mang phong vị riêng. Làm bánh sắn không khó, nhưng người làm phải khéo léo dàn đều bột để bánh không bị rách vỏ khi hấp ở nhiệt độ cao.Với bánh sắn Phong Châu, thay vì dùng bột sắn khô như các địa phương khác, gia đình bà Lương sử dụng củ sắn tươi, nghiền thành bột đánh nhuyễn để làm bánh. Bà chia sẻ: Từ công thức được coi là “truyền thống”, tôi làm bánh sắn để gia đình, người thân, bạn bè thưởng thức. Nhận được nhiều góp ý và áp dụng những thiết bị nhà bếp thời nay, bánh sắn được làm từ củ sắn tươi, vừa giữ được hương, vị, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm..., đặc biệt là rất hợp khẩu vị với số đông thực khách.
Nhiều người yêu thích bánh sắn vì bảo quản được lâu, chế biến dễ dàng.
Sắn tôi chọn là loại sắn nếp củ to, trắng, thân mập, nhiều bột, ít mắt... khi hấp bánh màu bột mới trong, mềm, độ dẻo vừa phải, khi nguội bánh không bị cứng và dai. Ngoài ra để tạo sự bắt mắt, kích thích thị giác, sức hấp dẫn của bánh sắn với thực khách tôi đã sử dụng một số loại lá tạo màu có sẵn ở vùng quê để nhuộm màu cho bột sắn, sáng tạo nên những sản phẩm bánh sắn ngũ sắc vừa an toàn vừa đẹp mắt...
Lựa chọn bánh sắn là một trong các món ăn để thiết đãi bạn bè, người thân trong ngày vui của mình, anh Nguyễn Trung Hiếu - xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì chia sẻ: Bánh sắn sẽ tạo ra sự khác biệt cho mâm cỗ, bởi nó được thưởng thức ngay khi còn nóng, và cũng có thể ăn thay cơm đối với những người không muốn ăn quá nhiều tinh bột. Mặt khác, đối với khách ở xa, tôi có thể đặt mua bánh sắn làm quà rất dễ dàng, thuận lợi...
Người trẻ thưởng thức bánh sắn như một trải nghiệm ẩm thực mới mẻ; người cao tuổi ăn bánh sắn để gợi lại những ký ức về một thời đã xa; du khách tò mò nếm thử bánh sắn và yêu thích món ăn thân thuộc này; còn người quê gốc lại coi bánh sắn là “món khai vị” phù hợp nhất cho mọi bữa tiệc lớn, nhỏ... Cứ thế, bánh sắn không chỉ thân quen với người dân Phú Thọ, mà đã trở thành “đặc sản” trứ danh, theo bước chân người tới từng gia đình, từng căn bếp.
Lê Hoàng
baophutho.vn Nghề làm bánh chưng, bánh giầy TP Việt Trì và các huyện Cẩm Khê, Tam Nông (tỉnh Phú Thọ) được Bộ VHTT&DL ghi vào Danh mục Di sản văn hóa...
baophutho.vn Xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn có vị trí địa lý đặc biệt khi nằm trong vùng lõi Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Phần lớn dân số của xã là đồng bào Mường,...
baophutho.vn Nạn “chảy máu” cổ vật, mất cắp sắc phong ở một số di tích trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và trên cả nước thời gian qua đã đặt ra câu hỏi về công tác...
baophutho.vn Ước nguyện đêm Giáng Sinh
baophutho.vn Trước lễ Giáng sinh, nhiều nhà thờ trên địa bàn tỉnh được trang trí rực rỡ, thắp đèn lung linh. Trong đó, nhà thờ cổ Giáo xứ Nỗ Lực, xã Thụy...
baophutho.vn Trên đỉnh núi Trúc, làng Trúc Phê (nay là khu 3), thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông, nơi đây đã từng tồn tại Văn miếu tỉnh Hưng Hóa với quy mô...
baophutho.vn Vườn Quốc gia Xuân Sơn có diện tích tổng khoảng 33.687ha, với độ che phủ lên đến 84%. Đặc sắc trong Vườn quốc gia Xuân Sơn là Hang Cỏi. Hang...
baophutho.vn Đã từ lâu, cây cọ gắn bó với đời sống của người dân Đất Tổ từ cành, lá làm mành, làm chổi, lợp nhà... Rồi mùa đông đến, khi những buồng quả...
baophutho.vn Tìm đến khu Khoang, xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn với mong muốn tìm hiểu về kỹ thuật làm trống đất, một nhạc cụ truyền thống đặc sắc của đồng...
baophutho.vn Những ngày này, người dân ở Làng nghề trồng hoa làng Thượng (xã Tiên Du, huyện Phù Ninh) đang hối hả bước vào vụ chăm sóc hoa cúc. Các hộ trồng...