Trong khuôn khổ Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2023, ngày 25/11/2023, tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội), đồng bào Nùng tỉnh Bắc Kạn tổ chức tái hiện lễ cấp sắc.
Từ ngày 31/8 - 3/9, tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn du khách trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.
Các hoạt động sẽ có sự tham gia của gần 300 nghệ nhân, đồng bào, nghệ sỹ, diễn viên quần chúng.
Cụ thể là có hơn 100 đồng bào của 16 dân tộc đang hoạt động hằng ngày là già làng, trưởng bản, nghệ nhân, đồng bào các dân tộc: Nùng, Tày (tỉnh Thái Nguyên); Dao (Hà Nội); Mông (tỉnh Hà Giang); Mường (tỉnh Hoà Bình); Lào, Thái, Khơ Mú (tỉnh Sơn La); Tà Ôi, Cơ Tu (tỉnh Thừa Thiên-Huế); Ba Na, Gia Rai (tỉnh Gia Lai); Xơ Đăng (tỉnh Kon Tum), Raglai (tỉnh Ninh Thuận), Ê Đê (tỉnh Đắk Lắk), Khmer (tỉnh Sóc Trăng); khoảng 70 đồng bào của 4 dân tộc, 2 địa phương tham gia tái hiện lễ hội, hoạt động: 20 đồng bào dân tộc Thái (tỉnh Sơn La), 20 đồng bào dân tộc Mông, 30 đồng bào dân tộc Tày, Nùng (tỉnh Thái Nguyên).
Hoạt động điểm nhấn trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 với chủ đề: “Vui Tết độc lập” gồm tái hiện chợ phiên vùng cao “Sắc màu vùng cao” như Chợ phiên vùng cao - Vui Tết độc lập; Giới thiệu nghệ thuật múa khèn của dân tộc Mông, tỉnh Thái Nguyên; Trình diễn giã bánh dày của dân tộc Mông, tỉnh Thái Nguyên; Chương trình dân ca, dân vũ “Vui Tết độc lập”; tái hiện lễ cấp sắc của đồng bào dân tộc Nùng, tỉnh Thái Nguyên; Tái hiện nghi lễ gội đầu của dân tộc Thái, tỉnh Sơn La.
Làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam.
Bên cạnh đó, Ngày hội văn hóa địa phương “Không gian văn hóa, du lịch tỉnh Bắc Ninh giữa lòng Hà Nội” gồm các hoạt động như Trình diễn trò chơi dân gian “Kéo co làng Hữu Chấp” - Di sản Văn hóa phi Vật thể đa quốc gia; nghệ thuật múa Rối nước Đồng Ngư và trưng bày, giới thiệu hiện vật gốc pháo Đồng Kỵ.
Chương trình giới thiệu Di sản Văn hóa phi Vật thể đại diện của nhân loại - Dân ca Quan họ Bắc Ninh; trưng bày, giới thiệu kiến trúc, hình ảnh làng quê Quan họ, sản phẩm đặc trưng, trải nghiệm nghề thủ công truyền thống... sẽ đem đến những trải nghiệm bổ ích, ý nghĩa cho du khách cùng cộng đồng các dân tộc hòa chung vào không khí “Vui Tết độc lập” tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam chính thức khai trương - mở cổng Làng ngày 19/9/2010. Trải qua 14 năm, Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam đã cho thấy sự đổi mới, ngày càng phát triển trong vận hành khai thác, kiến trúc cảnh quan, từng bước trở thành “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc anh em.
Làng luôn chú trọng công tác khai thác vận hành Khu các làng dân tộc bằng việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch đa dạng phong phú với sự tham gia của đồng bào các dân tộc, đồng thời song song duy trì công tác đầu tư xây dựng hoàn thiện các công trình theo kế hoạch.
Hằng năm, có 3 sự kiện thường niên được tổ chức tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam: “Ngày hội Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”; “Chào mừng Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam 19.4”; và Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam.”
Hơn 80 nghệ nhân, diễn viên đến từ 5 huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái), Bắc Yên, Mường La (tỉnh Sơn La) tham dự Hội thi múa Khèn tốp.
Đây là các sự kiện có ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc, góp phần hiện thực hóa chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và chính sách Đại đoàn kết toàn dân tộc.
Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cũng đã được lựa chọn là địa điểm để tổ chức các sự kiện mang tầm vóc quốc tế và được đánh giá cao như Những ngày “Đại đoàn kết ASEAN - Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng” năm 2014, Đêm hội Đoàn kết Nghị viện, đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Ðại hội đồng IPU-132 tại Việt Nam năm 2015.
Cùng với sự đa dạng, phong phú trong việc tổ chức các hoạt động, hoàn thiện cơ sở cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch và với sự đầu tư về cảnh quan thiên nhiên đã làm cho lượng khách đến Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam tăng lên đáng kể hằng năm, trung bình mỗi năm đón 500.000 lượt khách.
Dự kiến đến năm 2030, Làng sẽ đón khoảng 5-7 triệu lượt khách tham quan.
Theo TTXVN