Cập nhật:  GMT+7

UBND tỉnh góp ý vào dự thảo Văn kiện trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lĩnh vực kinh tế - xã hội

UBND tỉnh vừa tổ chức Hội nghị góp ý vào dự thảo Văn kiện trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (lĩnh vực kinh tế - xã hội). Các đại biểu đã thảo luận, nhất trí thông qua một số ý kiến đóng góp. Chủ tịch UBND tỉnh Trần Duy Đông kết luận, thông báo kết quả phiên họp như sau:

Về quan điểm và bố cục báo cáo: cơ bản đồng ý với bố cục, tuy nhiên cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu viết gọn, súc tích hơn (một số nội dung có thể đưa vào phụ lục), dung lượng dưới 40 trang A4.

Về các nội dung cụ thể, trước tiên cần thể hiện rõ hơn những “điểm nghẽn” lớn 3 mà tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình (cũ) gặp phải, nguyên nhân nội tại của những hạn chế, thay vì chỉ nêu kết quả đạt được. Cần có sự phân tích cụ thể về bối cảnh tác động tới phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn 2026 – 2030, đặc biệt là các vấn đề như biến đổi khí hậu, xung đột địa chính trị và vũ trang, cạnh tranh giữa các nước lớn..., từ đó làm rõ khả năng đạt được các mục tiêu chủ yếu đề ra, đặc biệt là về tốc độ tăng trưởng. Cân nhắc bổ sung nội dung về thực hiện chuyển đổi số toàn diện trong các lĩnh vực trọng điểm mà Trung ương Đảng, Chính phủ quan tâm như hành chính công, nông nghiệp, giáo dục, y tế...

Về mục tiêu và chỉ tiêu phát triển nhiệm kỳ 2025 - 2030, cần bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế đêm, tăng trưởng bao trùm và phát triển bền vững. Tập trung triển khai đầy đủ 4 Nghị quyết đột phá – Bộ tứ chiến lược trong công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội.

Cần phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương trước khi hợp nhất để hình thành một chỉnh thể thống nhất về hành chính - kinh tế - xã hội với quy mô lớn hơn; hòa quyện về không gian địa lý, lịch sử, văn hóa, dân cư và cơ cấu kinh tế; tích hợp nhiều động lực, bổ sung đa dạng tiềm năng, nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển giai đoạn mới.

Đề nghị nghiên cứu, bổ sung 1 khâu đột phá về văn hóa gắn với vùng đất Tổ và bản sắc các dân tộc trên địa bàn và phát triển công nghiệp văn hóa để xin ý kiến Tổ biên tập Văn kiện.

Về định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực, cần nhấn mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, nông nghiệp hữu cơ, liên kết chuỗi giá trị và phát triển hợp tác xã kiểu mới, tăng cường ứng dụng KH-CN và chuyển đổi số. Nêu rõ định hướng thu hút đầu tư có chọn lọc, ưu tiên công nghiệp sạch, công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo; thu hút 1 khu công nghiệp công nghệ cao, hạn chế thu hút các doanh nghiệp thâm dụng lao động, gây ô nhiễm môi trường. Cần làm rõ hơn chiến lược phát triển du lịch gắn với bản sắc văn hóa vùng đất Tổ và phát huy các bản sắc độc đáo của các dân tộc trên địa bàn gắn với bảo vệ môi trường. Cập nhật các định hướng về phát triển đô thị thông minh, phát triển đồng bộ hạ tầng số, ưu tiên đầu tư xây dựng các tuyến giao thông trọng điểm kết nối nội tỉnh. Tập trung hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, lĩnh vực ở một số lĩnh vực: đất đai, nông nghiệp, du lịch... Bổ sung giải pháp phát triển kinh tế khu vực khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Về giải pháp nguồn nhân lực, cần bổ sung nguồn lực, giải pháp huy động nguồn lực (nguồn lực PPP) để đảm bảo thực hiện kế hoạch và các mục tiêu đề ra. Làm rõ các giải pháp về thu hút đầu tư tư nhân và FDI có chất lượng, gắn với tạo lập môi trường đầu tư minh bạch, ổn định. Rà soát xác định rõ các cơ chế, chính sách đặc thù; rà soát danh mục các dự án ưu tiên theo hướng gọn, tập trung vào các dự án động lực lớn cho phát triển.

Đức Anh


Đức Anh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long