
{title}
{publish}
{head}
Ngày đông rét cắt da, cắt thịt, lũ trẻ thả trâu, bò lên đồi, cắt cử một đứa trông chừng, rồi tìm nơi khuất gió, kiếm củi đốt lửa sưởi. Ngồi sưởi ấm mà chẳng có việc gì làm cũng buồn, nhất là khi bụng đói cật rét thì hay nghĩ đến ăn. Kiếm cái ăn dễ nhất ở vùng đồi quê tôi là sắn lùi.
Minh họa Phạm Hà Hải.
Nói đến sắn lùi, chao ơi là nhớ! Nhất là sắn lùi từ những củ sắn chuối của quê tôi, cái giống sắn ngon nhất hạng, cho những củ tròn, mũm mĩm như quả chuối tây, tia nhỏ như que tăm.
Nhớ cái hương sắn lùi sao mà thơm lạ. Cái thứ hương thơm sực lên mũi từ củ sắn lùi sém vàng vừa được cời ra từ đám than củi. Nhặt củ sắn bỏng rãy lên, phải tung từ tay nọ sang tay kia cho đỡ nóng, rồi từ từ bửa đôi ra. Lúc đó, hơi nóng từ trong củ sắn bốc lên nghi ngút quyện theo cái thứ hương thơm ngào ngạt, lại có chút gì như ngai ngái chỉ có riêng ở sắn, làm cho người ta không muốn cũng phải ứa nước miếng.
Nhớ cái vị sắn lùi chẳng lẫn vào đâu được. Đưa miếng sắn lùi có phần da sém vàng vào miệng, mới chạm vào đầu lưỡi đã cảm thấy cái vị ngầy ngậy bùi, thanh thanh, ngòn ngọt. Nhai kĩ để bột sắn tan nhuyễn ra, quyện lại, mới thấy cái vị bùi pha với vị ngọt thanh của sắn lan tỏa khắp khoang miệng. Ngày đông, túm tụm quanh bếp lửa, lại có ấm nước chè xanh đưa chuyện, vị sắn lùi càng hấp dẫn, càng khó quên.
Nhớ cái không khí của lũ trẻ trâu túm tụm quanh đống lửa, chia nhau củ sắn lùi còn bốc khói. Sao mà thân thiết, ngọt ngào đến vậy. Ngày đông rét cắt da, cắt thịt, lũ trẻ thả trâu, bò lên đồi, cắt cử một đứa trông chừng, rồi tìm nơi khuất gió, kiếm củi đốt lửa sưởi. Ngồi sưởi ấm mà chẳng có việc gì làm cũng buồn, nhất là khi bụng đói cật rét thì hay nghĩ đến ăn. Kiếm cái ăn dễ nhất ở vùng đồi quê tôi là sắn lùi. Mùa đông là mùa thu hoạch sắn. Sắn có ở khắp các sườn đồi. Rẽ vào ruộng ai đó đang thu hoạch, xin dăm bảy củ chẳng khó gì. Không có ai để xin thì lũ trẻ trâu “xin vắng mặt”, nghĩa là lấy cây que đào đất, móc lấy củ sắn rồi lấp đất lại, vơ nắm lá sắn khô phủ lên chỗ đất mới, vậy là phi tang. Lỡ chủ ruộng có phát hiện, người ta cũng chỉ ta thán chút đỉnh, kiểu như “Lại cái lũ trẻ trâu ôn dịch đây mà!” Hiếm hoi lắm mới có ai đó nỡ cất lời chửi rủa. Bởi mất mấy củ sắn cũng có đáng là bao, cái thứ mà người làng có khi còn cho nhau cả giành. Với lại, biết đâu trong lũ trẻ trâu đó có cả con cháu mình. Bởi cứ dây mơ, rễ má mà lần thì người trong làng hầu như đều là anh em, họ hàng với nhau cả, có xa lạ gì cho cam!
Nhớ quang cảnh những đêm đông, làng vào mùa thái sắn. Ngày xưa, dân quê tôi thu hoạch sắn rồi chỉ có một cách duy nhất là thái lát, phơi khô, cất trữ vào chum, vào bồ, vào cót để cho người, vật nuôi ăn dần hay bán lấy tiền tiêu lúc tháng ba ngày tám. Trên các triền đồi trọc, san sát những lều lán dựng lên. Chỉ cần dăm bảy cái cọc tre đóng xuống đất, quây hai lá cót lại, lấy lá cọ che lên trên, rải rơm rạ ra sàn đất rồi trải chiếu lên. Thế là đã có một cái lều ấm áp giữa trời đông. Lều nào cũng có đèn bão lấy ánh sáng làm việc, có đống lửa đốt lên để xua bớt đi cái lạnh giá trên những triền đồi lồng lộng gió đông.
Ban ngày, người ta thu hoạch sắn củ, gánh đổ lên khu lều. Sau bữa cơm tối ăn vội, nhà nào nhà ấy bắt đầu vào việc. Phụ nữ, trẻ em thì đánh vỏ cát, vỏ cùi. Đàn ông lớn tuổi, có kinh nghiệm thì thái sắn. Gọi là thái sắn, thực ra là chặt chéo củ sắn ra thành những lát mỏng hình bầu dục đều nhau. Tiếng dao thái sắn va vào thớt gỗ lách cách, lếch kếch, đều đều, như một dàn nhạc gõ, hòa lẫn vào tiếng gió, vang đi trong đêm thanh vắng, giữa mênh mang trời đất, nghe là lạ, hoang sơ pha lẫn chút cảm giác ma mị. Trước khi mặt trời mọc, sắn thái lát sẽ được bày ra phơi ngay trên mặt đồi trơ sỏi. Nếu được nắng, chỉ phơi 3 ngày, sắn lát đã khô roong, có thể gánh về nhà cất trữ.
Gần nửa đêm, khi công việc đã vãn, là lúc đứng dậy, vươn vai cho giãn gân, giãn cốt, rồi ăn đêm trước khi chui vào lều ngủ. Ở các lều thái sắn, món ăn đêm thông thường vẫn là sắn lùi. Bởi đó là món tươi ngon, dễ chế biến, lại đỡ kích rích nồi niêu, bát đĩa. Ăn củ sắn lùi rồi chiêu vài ngụm nước chè tươi hay nước vối cho ấm bụng, chui vào ổ rơm trong lều, đánh một giấc quên trời đất. Cái giấc ngủ vô tư, ngon lành đến thánh thiện mà đã có thời tôi được nếm trải ấy, cho đến giờ vẫn thấy nhớ, thấy thèm, nhưng chẳng bao giờ trở lại dẫu rằng chỉ là trong mơ!
Càng nhớ hương vị sắn lùi lại càng nhớ về làng quê xưa. Cái vùng đất đồi trơ cằn, lổn nhổn đá ong quê tôi mang tiếng “chó ăn đá, gà ăn sỏi”. May mắn thay, có cây sắn để làm thứ ăn phụ, ăn “chơi” lúc dư giả, hay nương cậy khi tháng ba, ngày tám, lúc gạo châu, củi quế. Vẫn biết, cơm là thứ thức ăn căn bản và thường nhật, nhưng khi không có gạo để nấu cơm thì sắn là thứ cứu sống người ta. Chẳng thế mà dân làng tôi chưa bao giờ có ai chết vì đói, kể cả những trận đói khủng khiếp năm 1945.
Tôi sinh ra ở vùng quê sắn nhiều hơn lúa, lớn lên với cơm trộn sắn, trộn khoai và khi xa quê vẫn mang theo những kí ức hằn sâu trong tâm thức về sắn, vẫn khắc khoải nhớ hương vị sắn lùi.
Tạ Nam Sơn (Theo Báo văn nghệ)
Khi tôi còn nhỏ, sống ở quê, cạnh nhà tôi có một bà cụ là mẹ liệt sĩ, theo vai vế họ hàng, tôi gọi bà là bà cố.
Bốn Mường Hòa Bình đều có các xóm, xã vùng cao. Do vị trí địa lý có nhiều khó khăn, trở ngại nên các địa phương này vẫn là nỗi lo toan, trăn trở về sự phát triển nhiều mặt của...
Người ta hay bảo, đầu năm làm gì cũng phải suôn sẻ để cả năm được hanh thông. Bởi vậy, từ chuyện lớn như mở cửa hàng, khai trương công ty cho đến những chuyện nhỏ như ra đường...
Ai đó từng nói, mưa mùa hạ như trái tim của đất trời, chợt vui, chợt buồn, đầy nồng nhiệt mà cũng thật mong manh...
Vào những buổi chiều mùa hè, nơi hóng mát lý tưởng nhất là trên những con đường và bờ cỏ mềm ẩn mình dưới tán cây trong lòng công viên thành phố.
Trên trái đất này, không có món quà nào ngọt ngào bằng tình yêu thương của cha mẹ dành cho con. Với tôi, những kỷ niệm về cha luôn là ký ức không thể nào quên.
baophutho.vn Tham gia hội diễn nghệ thuật quần chúng “Tiếng hát Làng Sen” toàn quốc năm 2025, kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -...
baophutho.vn Thực hiện Kế hoạch tổ chức Hội diễn Nghệ thuật quần chúng “Tiếng hát Làng Sen” toàn quốc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh...
baophutho.vn Ngày 11/5, Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh tỉnh; Ban liên lạc nữ chiến sĩ Trường Sơn tỉnh và Hội truyền thống Trường Sơn -...
baophutho.vn Ngày 26/4, Hội Liên việp Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức khai mạc trại sáng tác Mỹ thuật, Nhiếp ảnh năm 2025.
“Tháng Tư ơi sao yêu nhiều đến thế/Một khoảng trời, một chút bâng khuâng/Nắng lung linh bỏ mùa xuân ở lại/Em gọi hè trong chiếc lá me bay”. Thật chẳng thể nào đếm nổi bao nhiêu...
Cả một đời dò dẫm trong mớ bùn, đến cuối cùng nội cũng vùi mình trong đấy. Mùi bùn như ấp ôm cả một kiếp lam lũ của nội, thấy thương sao mà thương lạ thương kỳ.